Cây cà gai leo mọc phổ biến trước đây
Cây thuốc quý

Giải đáp: Quả cà gai leo có ăn được không?

Người ta thường sử dụng thân và lá cây cà gai leo trong chữa bệnh. Vậy quả cà gai leo có ăn được không? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong chuyên mục dưới đây.

Cây cà gai leo thuộc họ cà, đặc điểm quả cà gai leo rất giống với quả cà dại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cà gai leo ăn được không?

Mục Lục

1. Quả cà gai leo có đặc điểm như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về đặc điểm quả cà gai leo thì các bạn phải nắm được thông tin về cây cà gai leo như thế nào?

Cây cà gai leo mọc phổ biến trước đây
Cây cà gai leo mọc phổ biến trước đây

1.1. Đặc điểm cây cà gai leo

Cây cà gai leo có thân nhỏ sống lâu năm, ở gốc thân thường hóa gỗ, mọc rất nhiều gai cong màu vàng.

  • Lá cây cà gai leo thường mọc sole, hình bầu dục hoặc là hình thuôn.
  • Vào mùa, cây ra hoa màu tím phớt, còn quả nhỏ giống như cà ta, có hình cầu nhẵn, và cuống dài.
  • Hạt dẹt và có màu vàng.

Cà gai leo thường sống tại nơi ưa độ ẩm, ánh sáng và chịu bóng. Chúng mọc tập trung trong các bụi thưa tại bãi hoang hoặc quanh làng, nhất là nơi có nhiều ánh sáng. Với tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt thì cà gai leo cho ra rất nhiều hoa và quả, chúng có khả năng tái sinh bằng hạt hoặc từ thân cành.

Cây cà gai leo thường cho ra hoa trong thời gian tháng 4 – 6, còn quả ta từ tháng 7 – 9.

>>> Bạn có biết: Uống cà gai leo nhiều có hại không và những đối tượng nào không nên uống?

1.2. Đặc điểm quả cà gai leo

Quả cà gai leo có đặc điểm khá nhỏ hình tròn mọng, với đường kính từ 5-7mm có cuống dài. Khi quả còn xanh thì chúng có màu xanh đậm, khi già sẽ ngả vàng và chuyển sang màu đỏ mọng khi chín. Trong quả cà gai leo thường có rất nhiều hạt và khi chín sẽ có màu vàng.

Qủa cà gai leo nhìn bằng mắt thường rất giống cà dại khác, trong khi quả cà dại không ăn được và thậm chí là có độc. Do vậy, các bạn phải biết phân biệt hai loại quả này để lựa chọn đúng.

Cây cà gai leo thường cho ra quả thời gian từ tháng 7- tháng 9 hàng năm. Bạn có thể thu hái cây quanh năm làm thuốc, kể cả cây tươi hoặc khô để bảo quản lâu năm.

Qủa cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất quý nhất, như ancaloit và glycoancaloit… với công dụng bảo vệ gan tốt, kìm hãm, làm âm tính khả năng hoạt động của virus trong gan, ngăn chặn tình trạng xơ gan và chữa các bệnh liên quan đến gan.

2. Quả cà gai leo có tác dụng gì?

Trong Đông Y, ngoài rễ, thân, lá thì quả cà gai leo cũng được Lương Y đưa vào là một vị thuốc với công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Qủa cà gai leo được dùng trong phương thuốc chữa bệnh
Qủa cà gai leo được dùng trong phương thuốc chữa bệnh

Trong đó phải kể đến hàm lượng glycoalkaloid trong quả cà gai leo tương tự như thân, rễ. Bạn có thể bứt quả cà gai leo khi vàng hoặc chín đỏ để mang đi phơi và sắc thành thuốc uống. Không chỉ vậy, người ta còn dùng quả cà gai leo kết hợp với rễ, thân lá đem sao vàng, sắc thành nước uống rất hữu hiệu.

Công dụng của quả cà gai leo như sau:

  • Chữa một số bệnh lý liên quan đến xương, khớp.
  • Hỗ trợ điều bệnh một số bệnh liên quan đến viêm họng, căn bệnh ho gà hay bệnh suyễn.
  • Cà gai leo còn có công dụng giải rượu hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng say rượu và điều trị rắn cắn cực kì tốt.
  • Hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo có tác dụng rất tốt nhằm làm tiêu độc gan và bảo vệ tế bào cực kì hiệu quả.

Ngoài những công dụng ở trên thì trong dân gian truyền tai nhau về cách điều trị đau nhức răng do sâu, sưng mộng răng bằng quả cà gai leo

Hướng dẫn cách dùng quả cà gai leo chữa sâu răng: Bóc tách quả cà gai leo lấy hạt, đem tán thành bột nhỏ và trộn với mật ong. Tất cả những hỗn hợp đó cho vào bát đồng, đốt lửa để lấy khói xông vào chân răng bị đau. Cách này mang lại hiệu quả giảm cơn đau nhanh chóng, được các cụ áp dụng thành công, lưu truyền đến tận ngày nay.

>>> Tham khảo thêm: Phân biệt hình ảnh cây cà gai leo chuẩn với cà dại

3. Quả cà gai leo có ăn được không?

Trong Đông Y, quả cà gai leo dùng để làm thuốc chứ không phải để ăn.

Các bài thuốc đông y thường sử dụng cả cây cà gai leo làm thuốc gồm thân, rễ, lá, quả. Sau khi được thu hái sẽ sơ chế để làm thành các vị thuốc. Với quả cà gai leo sẽ chọn lọc những quả chất lượng giúp phục vụ nhân giống hiệu quả.

Người ta thường nhân giống cây cà gai leo bằng hạt hoặc có thể bằng thân cành. Khi nhân giống từ hạt thì hạt giống thu được từ cây khỏe mạnh, tầm 2-3 năm tuổi trở lên sẽ chọn ra những quả cà gai leo chất lượng được bóc tách lấy hạt và để làm giống.