Cây cà gai leo mọc phổ biến trước đây
Cây thuốc quý

Phân biệt hình ảnh cây cà gai leo chuẩn với cà dại

Trước đây, cây cà gai leo mọc hoang ở khắp mọi nơi trên nước ta, chủ yếu lại khu vực phía Bắc hoặc miền Trung. Với nhiều công dụng sức khỏe thì ngày càng có nhiều người tìm kiếm dược liệu này. Để tránh nhầm lẫn với những cây cà gai leo dại thì các bạn hãy tham khảo hình ảnh cây cà gai leo trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Hình ảnh cây cà gai leo dễ nhận biết

Cà gai leo được xem là dược liệu với công dụng bảo vệ, tăng cường chức năng gan hiệu quả. Do vậy, cần phải nắm được hình ảnh cây cà gai leo để tránh bị nhầm lẫn với những cây cà dại mọc hoang nhé:

1.1. Hình ảnh cây cà gai leo giống

Hình ảnh cây cà gai leo giống
Hình ảnh cây cà gai leo giống

1.2. Hình ảnh cây cà gai leo miền Trung

Hình ảnh cây cà gai leo miền trung trồng ở vùng đất cằn cỗi
Hình ảnh cây cà gai leo miền trung trồng ở vùng đất cằn cỗi

Các yếu tố về đất đai, khí hậu sẽ tác động đến đặc điểm và hình ảnh cây cà gai leo. Khi phân bố tại các tỉnh miền Trung thì cây này có sự khác biệt về màu sắc trên thân cây nâu, cứng cáp, cằn cỗi hơn so với cây mọc tại miền Nam, Bắc.

>>> Bạn có biết: Uống cà gai leo nhiều có hại không và những đối tượng nào không nên uống?

1.3. Hình ảnh cây cà gai leo ở miền Bắc

Hình ảnh cây cà gai leo được trồng ở miền Bắc
Hình ảnh cây cà gai leo được trồng ở miền Bắc

Cây cà gai leo mọc tại các tỉnh phía Bắc thường có thân và lá màu xanh, non hơn.

1.4. Hình ảnh hoa cà gai leo

Hoa cà gai leo màu trắng hoặc màu tím
Hoa cà gai leo màu trắng hoặc màu tím phổ biến

Hoa cà gai leo thường có màu tím phớt. Nhưng có một loại cũng khá đặc trưng là hoa màu trắng, cũng được đưa vào làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian thì dùng cây cà gai leo hoa trắng sẽ tốt hơn cây có hoa tím.

1.5. Hình ảnh quả cà gai leo

Qủa cà gai leo khi chín màu đỏ, khi xanh có màu xanh
Qủa cà gai leo khi chín màu đỏ, khi xanh có màu xanh

Quả cà gai leo thường có hình cầu, nhẵn bóng, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ tươi rất đẹp mắt và có cuống dài. Với đặc điểm này sẽ giúp bạn phân biệt quả cà gai leo so với những các loại cà dại khác.

1.6. Hình ảnh cà gai leo khô

Cà gai leo phơi khô để dễ bảo quản và làm thuốc
Cà gai leo phơi khô để dễ bảo quản và làm thuốc

2. Phân biệt cà gai leo có mấy loại?

Cà gai leo thường sẽ có nhiều tên gọi khác nhau như cà lù, cà vạnh, cà quýnh, gai cườm… Các bạn có thể tìm thấy cây cà gai leo ở nhiều nơi từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Đây là loại cây thân leo sống lâu năm, thường bám vào cây khác để leo hoặc bò sát mặt đất.

  • Thân cây cà gai leo thường nhẵn, hóa gỗ, cây phân nhiều cành, nhiều nhánh khác nhau. Các cành thường có phủ lông tơ dày và gai cong màu vàng.
  • Lá cà gai leo thường mọc so le quanh thân cây, hình bầu dục hoặc hình trứng, hơi thuôn dài, xẻ thùy không đều. Trên mặt lá còn có gai nhỏ, phía dưới có lớp lông mịn màu trắng
  • Hoa cà gai leo thường mọc thành chùm từ 5 – 7 bông, hình xim
  • Quả thường xuất hiện vào tháng 7-9, có hình cầu, nhẵn bóng và khi chín ra màu đỏ.

Cà gai leo có 2 loại:

  • Cà gai leo hoa trắng: Có loại thân cây dây nhỏ hơn và thường được dùng để chế biến thành thuốc chữa bệnh
  • Cà gai leo hoa tím: Gồm các dây lớn hơn, ít được dùng làm thuốc vì dược lý yếu. Nhiều nơi trồng loại cây này để làm hàng rào.

>>> Bạn có biết: Bạn có biết rau mùi gai có tên gọi khác là gì không?

3. Phân biệt cà gai leo với cà dại khác

Cà dại một số cây còn có độc, ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng. Do vậy, bạn phải phân biệt được cây cà gai leo với một số đặc điểm dưới đây để tránh bị nhầm lẫn:

  • Về thân cây: Cây cà dại thường có thân cây cao hơn cà gai leo. Chúng thường mọc đứng với chiều cao từ 2 – 6m. Thân cà gai leo nhỏ, mọc tán rộng,với chiều cao từ 0,6 – 1m.
  • Về lá: Lá cà dại thường thường to gấp 2 – 3 lần lá cây cà gai leo
  • Về quả: Quả cà dại có màu vàng, đường kính quả cà dại từ 10 – 15mm. Trong khi đó, quả cà gai leo có đường kính chỉ tầm 5- 7mm.

Ngoài ra, cà gai leo còn dễ nhầm lẫn với một số loại cà khác. Để phân biệt chúng theo dõi các đặc điểm của từng loại qua bảng dưới đây.

Cây cà dại 

  Cây cà tàu

  Cây cà độc dược

  Cây cà gai

Cây có độc với đặc điểm: Lá ít lông tơ, hoa mọc 5 cánh liền và thường mọc thành chùm

Cây phân ít cành, trên lá không có lông, quả xanh có khoang, khi quả chín có màu vàng đến cam.

Cây độc, có tác dụng chữa hen, khác hoàn toàn so với cây  cà gai leo.

Cây cà gai có độc, có đặc điểm: Nhiều gai, không có lông. Qủa lớn từ 1-2cm. Có tác dụng chữa mụn nhọt

Với những hình ảnh cây cà gai leo ở trên giúp bạn phân biệt được với những loại cây cà khác như cà tàu, cà dại, cà độc dược để sử dụng hợp lý. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác.​