Cây dâu tằm là một loại cây quen thuộc ở nước ta và được trồng nhiều bởi cây mang lại nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì cũng có nhiều người e ngại trồng cây dâu trong nhà. Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu đặc điểm của cây dâu tằm
Cây dâu còn có tên đầy đủ là dâu tằm và có tên khoa học Morusalba, đây là một loại cây quen thuộc và được trồng ở nhiều ở khu vực Bắc Bộ.
Cây dâu tằm là một loại cây thân gỗ, sống lâu năm và mọc thành bụi. Cây có thể cao tới 15 – 20m, thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, kể cả khi cắt tỉa mầm vẫn có khả năng cho bật mầm. Rễ cây ăn sâu và rộng 2 – 3m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10 – 30cm và rộng theo tán cây.
Lá mọc cách, có răng cưa, có lá kèm ở gốc cuống lá, lá hình ngọn mác và thường rụng vào mùa đông. Hoa nở theo cụm, đuôi sóc, hoa đơn tính, có ít hoa lưỡng tính trên cùng một cây hoặc khác cây, hoa đực và cái trên cùng một trục hoặc khác trục.
Quả dâu tằm nhỏ bằng đầu ngón tay, có loại thuôn dài, có quả hình oval. Quả non có lông tơ, màu xanh nhạt. và khi chín, trái dâu sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ rồi tím đen. Quả dâu tằm chín có vị chua xen lẫn ngọt, thịt quả dày mọng nước.
Từ lâu, cây dâu tằm là loại cây thân thuộc với người dân Việt Nam và được nhiều người trồng cây dâu trong nhà. Ngoài nuôi tơ, dệt lụa thì cây dâu tằm còn được dùng để làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc, từ lá, hoa, quả, gốc, rễ, vỏ cho đến những tổ bọ ngựa, cây tầm gửi ký sinh trên cây.
- Lá dâu có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, giúp sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
- Vỏ, rễ cây dâu dùng để chữa chứng ho, sốt cao, băng huyết, cao huyết áp…
- Cây tầm gửi trên cây dâu có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai.
- Sâu dâu (là ấu trùng của con xén tóc) có tác dụng đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người già yếu.
Cây dâu tằm có nhiều công dụng
Xem thêm: Tham khảo một số loại cây trồng trong nhà lọc không khí
Cách chăm sóc cây dâu tằm tại nhà
Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, cây đã bén rễ thì bạn cần tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ hoặc hòa phân lân với nước rồi tưới. Cứ khoảng 1 – 2 tháng, bạn lại tiến hành bón thúc, nhổ cỏ và vun gốc cho cây dâu một lần.
Cây dâu tằm rất ưa sáng, nên năng suất và chất lượng quả sẽ dựa vào điều kiện chiếu sáng. Số giờ chiếu sáng từ 10 – 12 giờ/ngày là tốt nhất cho cây. Nếu thiếu ánh sáng, lá dâu sẽ mỏng, thân mềm yếu và quả nhỏ, không ngọt.
Bên cạnh đó, loài cây này tương đối chịu hạn, nhưng nếu thiếu nước thì cây sẽ ngừng sinh trưởng, do đó cần tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 lần/tuần. Độ ẩm thích hợp cho cây dâu sinh trưởng từ 70 – 80%, với nhiệt độ từ 24 – 32 độ C.
Cây dâu tằm thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, xoăn lá, cháy lá, gỉ sắt nên cần hái lá thường xuyên. Đối với các loại sâu đục thân, bọ gạo, sâu đo, sâu róm, sâu cuốn lá và các loại rầy rệp truyền bệnh virus, bạn có thể phun thuốc trừ sâu dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn. Sau khi phun 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn. Lưu ý, khi trồng cây dâu trong nhà nên hạn chế phun thuốc trừ sâu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Có nên trồng cây dâu trong nhà không?
Xem thêm: Tác dụng của việc trồng cây trong nhà tắm
Có nên trồng cây dâu trong nhà không?
Trong dân gian, có nhiều người cho rằng không nên trồng cây dâu trong nhà, bởi cây này sẽ không tốt cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Theo quan niệm từ trước tới nay, cây dâu tượng trưng cho điều xấu và không may mắn. Thực chất điều này bắt nguồn từ tên của cây dâu trong tiếng Hán Việt được đọc là “tang” cùng âm với từ “tang ma”. Do đó nhiều người cho rằng, trồng cây dâu trong nhà mang đến những điềm xấu và báo hiệu chết chóc.
Tuy nhiên, cây dâu tằm có nhiều công dụng tốt, ngoài việc trồng cây ăn quả thì cây còn được trồng để nuôi tằm lấy tơ dệt lụa. Bên cạnh đó, những cây dâu lớn còn mang lại bóng mát, giúp khu tiền sảnh của ngôi nhà luôn xanh tươi. Sự xuất hiện của những cây xanh trước nhà cũng sẽ giúp tinh thần luôn thoải mái, xua tan mọi áp lực, căng thẳng của cuộc sống.
Tóm lại, việc kiêng trồng cây dâu trong nhà chỉ xuất phát từ phát âm từ tiếng Hán Việt của loại cây này. Trên thực tế, không có một thông tin nào cụ thể cho thấy trồng cây dâu sẽ mang lại chết chóc, tai họa như quan niệm trong dân gian. Việc trồng cây dâu trong nhà chỉ ảnh hưởng tới phong thủy ngôi nhà khi chúng không được đặt đúng vị trí.
Một số lưu ý khi trồng cây dâu trong nhà
Cũng như các loại cây khác, khi trồng cây dâu tại nhà bạn cần phải đặt ở đúng vị trí nếu không sẽ tác động xấu tới vận khí của gia đình. Cụ thể, bạn không nên đặt cây ở ngay trước cửa, bởi đây là nơi các luồng khí lưu thông. Do đó, nếu trồng ở vị trí này sẽ có thể tạo sự xung đột giữa các luồng khí, thậm chí nếu cây to thì sẽ ngăn cản luồng dương khí vào nhà.
Khi cây lớn, tán lá cây phát triển rất nhanh nên cần chú ý cắt tỉa cây gọn gàng để tạo sự thông thoáng cho không gian tiền sảnh. Việc để cây phát triển um tùm không chỉ che khuất tầm nhìn, mất tính thẩm mỹ mà còn không tốt về phong thủy. Trong trường hợp bạn vẫn băn khoăn vì những quan niệm ngày xưa thì có thể chọn trồng cây dâu sau nhà hoặc trồng ở vườn.
Tổng hợp