Tía tô là một loại rau có vị thơm thường được sử dụng trong mỗi bữa ăn hàng ngày tuy nhiên về tác dụng của lá tía tô thần kì tới đâu thì không phải ai cũng biết.
Mục Lục
Nhận dạng và đặc tính của cây tía tô
Cây tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, được gọi với các tên gọi khác như: Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp. Tía tô thuộc họ Hoa môi, người ta đã phát hiện ra khoảng 8 giống cây cùng loại này giống như húng.
Cây tía tô không phải chỉ sinh trưởng và phát triển ở Việt Nam mà sự phân bố của nó trải rộng từ Ấn Độ sang đến Đông Á và người dân ở những nước này cũng rất thích sử dụng tía tô làm gia vị vì vị thơm đặc trưng của nó.
Tía tô là cây thân thảo, chiều cao ước lượng đạt khoảng 50 – 100cm khi trưởng thành. Lá mọc đối nhau, mép lá có khía răng cưa, lá có thể có màu tía, xanh lục hoặc nâu, trên mặt lá có lông nhám.
Click xem ngay chuyên gia tư vấn: Ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Hoa của cây tía tô nhỏ và mọc thành xim co ở đầu cành, có màu trắng hoặc tím. Quả tía tô hình cầu, bé, trong quả là hạt có chứa các loại dầu béo như: acid oleic, linooleic, lenolenic và acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.
Thành phần hóa học của cây tía tô ngoài các chất béo và acid amin chứa trong hạt còn có perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Trong lá tía tô có chứa 0,2% là tinh dầu và các hydrocarbon, aldehyde, xeton có lợi cho sức khỏe con người.
Các nhà khoa học đã phát hiện và chứng minh được tác dụng chống Oxi hóa, chống dị ứng, kháng viêm và đặc biệt là chống lại các khối u từ chiết xuất của lá tía tô.
Những tác dụng của cây tía tô khiến bạn không ngờ tới
Theo Đông y, tía tô tính ôn, có vị cay, tác dụng vào hai kinh tỳ và phế, công dụng hiệu nghiệm phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, lý khí khoang hun, an thai giải độc.
1. Hạt tía tô có tác dụng chữa hen suyễn
Tinh dầu có trong hạt tía tô rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn, nó có khả năng ngăn chặn sự sản xuất Leukotriene – chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.
Số liệu từ khảo sát 968 người mắc bệnh hen suyễn diễn ra trong 4 tuần cho thấy những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực của phổi bên cạnh đó khả năng lưu thông khí cũng được tăng cường.
Để trị hen suyễn cho người lớn tuổi có thể áp dụng bài thuốc sau:
Hạt tía tô 100g, sao qua, nghiền mịn thành bột, cho thêm 3 bát nước hòa đều lọc bỏ bã, cho tiếp 2 bát nước vo gạo vào nấu nhừ thành cháo ăn lúc đói.
2. Tía tô có khả năng chống viêm, dị ứng
Ngoài điều trị hen suyễn, tác dụng của lá tía tô trong việc chống viêm, chống dị ứng thay đổi theo mùa cũng tốt. Các thành phần của lá tía tô bao gồm uercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.
Các chị em phụ nữ khi bị thấy nhũ hoa sưng đau có thể dùng lá tía tô sắc thật đặc lấy nước để uống, phần bã đắp lên chỗ sưng đau, chỉ cần làm vài lần sẽ thấy rất hiệu nghiệm.
Khi dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh, lấy ngay 1 nắm lá tía tô rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp hay xát lên nơi ngứa, dị ứng sẽ khỏi. Lưu ý tránh gió và không được dầm nước.
3. Đặc trị cảm mạo
Tía tô chính là khắc tinh của bệnh cảm mạo. Từ lâu dân gian đã truyền tai nhau bí quyết điều trị cảm mạo bằng tía tô với nhiều cách như: cháo tía tô, xông, ngâm chân, sắc nước uống,…
Tác dụng của lá tía tô trong chữa cảm mạo, bí mồ hôi vô cùng tốt, có thể áp dụng bài thuốc sau:
Lấy lá tía tô tươi từ 15-20 g, giã nát, rồi cho nước sôi vào khuấy đều, gạn lấy nước uống. Hoặc lấy lá tía tô rửa sạch thái nhỏ sợi, trộn vào cháo ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi sẽ khỏi cảm. Khi mồ hôi đã ra thì lấy khăn khô lau sạch và thay quần áo khác.
4. Tía tô tác dụng giảm các cơn đau dạ dày
Nghiên cứu tác dụng của lá tía tô đối với hệ tiêu hóa, các nhà khoa học chỉ ra rằng lá tía tô có khả năng giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày ruột, giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, sôi bụng,… tăng cường cơ vòng thực quản dưới, từ đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt rất hiệu quả.
5. Tác dụng giải độc của tía tô
Khi bị trúng độc hoặc ngộ độc hải sản có thể áp dụng bài thuốc giải độc với lá tía tô vô cùng hiệu quả sau đây:
Lá tía tô 10g, sinh cam thảo 4g, sinh khương 8g cho vào ấm, thêm 4 bát nước lọc, sắc còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.
6. Công hiệu chữa bệnh Gout của tía tô
Thành phần hóa học chứa trong trong cây tía tô có chứa 4 chất có khả năng giảm hiệu quả của các Emzym xanthine oxydase (XO), một Emzym đóng vai trò chủ yếu gây ra bệnh Gout. Bên cạnh đó các chất này còn có tác dụng làm giảm dau gián mạch, ngăn chạn quá trình nhiễm khuẩn. Vì vậy nếu bệnh nhân bị Gout ăn tía tô hàng ngày sẽ cảm thấy đỡ đau hơn rất nhiều.
7. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.