ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt
Sức Khỏe

Ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt không?

Rau răm ngoài làm gia vị cho các món ăn thì nó còn được coi như một loại dược liệu dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, rau răm có thể gây họa nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Phụ nữ ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt không? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Mục Lục

Ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt không?

Rau răm (hay còn gọi là thủy liễu) là loại gia vị quen thuộc và cũng là vị thuốc để trị bệnh. Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Ngoài ra, ăn rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.

Tuy nhiên, rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Một tác dụng phụ lớn nhất của rau răm mà ai cũng biết đó là làm giảm ham muốn tình dục của nam giới. Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, nữ giới không nên ăn rau răm trong ngày kinh nguyệt vì như vậy dễ bị rong huyết.

ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt

Ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt không?

Theo các bác sĩ Đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, giảm ham muốn tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ ăn rau răm làm chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc có thể mất chu kỳ kinh nguyệt nếu bạn thường xuyên ăn hoặc ăn quá nhiều rau răm. 

Sử dụng rau răm khiến nhiệt độ cơ thể giảm từ đó khiến Estrogen chậm sản xuất hơn khiến kinh bị chậm lại. Trong trường hợp bạn muốn làm chậm kỳ kinh nguyệt thì có thể sử dụng rau răm hàng ngày trong khoảng 1 – 2 tuần trước kỳ hành kinh để có tác dụng làm chậm ngày đèn đỏ hiệu quả nhất. Nhưng bạn cùng đừng lạm dụng rau răm để làm chậm kinh nguyệt, vì sẽ rất dẫn tới tình trạng mất kinh. Đây là một tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Một số công dụng của rau răm

Rau răm chữa bệnh cảm cúm, sổ mũi

Khi bị bệnh cảm cúm, sổ mũi bạn nên lấy một nắm rau răm và 3 lát gừng, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống. Rau răm và gừng đều có tính ấm, thức uống thơm ngon bổ dưỡng từ các nguyên liệu có tác dụng tán hàn giải cảm, giảm tình trạng nghẹt mũi ở người ốm.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo bài thuốc dưới đây: 20g rau răm, 20g lá tía tô, 20g lá kinh giới, 10g xuyên khung, 10g kiện sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.

Rau răm chữa đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh

Với tính ấm, tiêu chướng, tán hàn thì các bệnh có nguyên nhân do tính lạnh gây ra đều có thể dùng rau răm để chữa trị.

Khi bị đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh bạn có thể sắc nước uống gồm những nguyên liệu sau: 16g rau răm khô, 12g bạch truật, 16g rau kinh giới, 10g quế, 12g khương lương, 4g gừng nướng. Bạn nên dùng theo tỉ lệ, đun với 2 bát nước rồi đun cho đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt uống ngày 2 lần.

Rau răm có tác dụng chữa trị vết rắn cắn

Theo dân gian, rau răm được nhiều người sử dụng trong việc chữa vết rắn cắn. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn hãy lấy một nắm rau răm giã nát vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Còn phần bã dùng để đắp vào vết rắn cắn và băng lại. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên cố định phần thân trên bị rắn cắn và nên làm càng sớm càng có kết quả tốt hơn.

ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt

Rau răm có nhiều công dụng trị một số bệnh 

Rau răm dùng để trị mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng rất dễ gặp gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Do vậy, nếu muốn mụn nhanh khỏi thì hãy thực hiện theo bài thuốc sau đây.

Đầu tiên, bạn lấy một nắm rau răm rửa sạch, rồi giã nát rau răm với một chút muối rồi đắp bã lên những nốt mụn nhọt và dùng băng cố định. Mỗi ngày nên thay một lần. Với tính cay nồng của rau răm khi kết hợp với muối giúp chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Rau răm chữa say nắng hiệu quả

Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng quá cao thì rất dễ bị say nắng khi lao động ngoài trời. Khi bị say nắng, bạn cần phải thực hiện theo bài thuốc sau: Lấy 30g rau răm, 16g rễ đinh lăng, 20g sâm bố chính tẩm nước gừng, 10g mạch môn. Những loại nguyên liệu trên đem phơi khô hoặc sao vàng rồi sắc cùng với 600ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml nước thì dùng 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, có một cách rất đơn giản để chữa say nắng đó là lấy rau răm tươi giã nhỏ, vắt lấy nước đun sôi rồi để nguội mới uống. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy của người bị say nắng.

Rau răm giúp trị nước ăn chân

Ngoài những công dụng trên thì rau răm còn được nhiều người dùng trong việc trị ăn chân bằng cách giã nát một nắm rau răm rồi đắp vào nơi bị tổn thương. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, trong khi sử dụng cần phải hạn chế tiếp xúc với nước thì sẽ rất mau khỏi.

Rau răm trị ghẻ lở hắc lào

Rau răm là thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như ghẻ lở, hắc lào bằng cách đem cây rau răm ngâm rượu rồi lấy rượu đó bôi lên vết thương. Hoặc bạn có thể giã nát rau răm ngâm rượu trên đắp lên vết thương rồi băng lại. Tính sát khuẩn của rau răm sẽ làm các vết ghẻ nhanh lành.

Rau răm giúp cải thiện tình trạng kém ăn

Rau răm còn có một tác dụng nữa là kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Cách đơn giản để cải thiện tình trạng kém ăn là lấy cả thân cây rau răm đem sắc lên rồi uống sau bữa ăn. 

Với cách làm này, người kém ăn sẽ nhanh chóng muốn ăn và ăn uống tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mãi không có tiến triển thì bạn nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác mới có thể điều trị được. Rau răm cũng chỉ là thành phần hỗ trợ và là mẹo dân gian mà thôi.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết được việc ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt không? Đồng thời biết cách tận dụng công hiệu của rau răm để chữa trị một số loại bệnh.

Tổng hợp