Hăm là một hiện tượng thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng để kéo dài sẽ khiến trẻ khó chịu và hay quấy khóc. Vậy các bạn hãy áp dụng những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh dưới đây để khắc phục tình trạng này nhé.
Mục Lục
1. Hiện tượng hăm ở trẻ sơ sinh
Hăm là hiện tượng da bị viêm ở các vùng nếp gấp như cổ và vùng háng của trẻ. Nóng và ẩm là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó do, sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu cũng có thể khiến làm da của bé tổn thương nặng hơn, thậm chính gây ra các vết trầy xước da và bội nhiễm.
Tình trạng hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh 01 đến 24 tháng tuổi, do ở những năm đầu đời da của bé mỏng hơn đến 7 lần so với người lớn. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng khi trẻ bị hăm thường trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon, ngại vận động… từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Mách bạn những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
2. Một số cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa có tác dụng chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thoa một lớp dầu dừa mỏng lên vùng da phát ban của trẻ nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa dầu dừa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Theo Đông y, trầu không có tác dụng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng), trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí.
Với cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh này, bạn chọn khoảng 3 – 4 lá trầu không còn non xanh mướt, không dập úa. Sau đó đem rửa sạch và pha với nước muối loãng để kháng khuẩn. Tiếp theo, bạn chuẩn bị nồi, đổ khoảng 1 lít, cho lá trầu không vào và đun sôi.
Sử dụng một chiếc khăn sạch thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện theo cách này khoảng 3 – 4 lần trong 4 ngày sẽ thấy tình trạng hăm ở bé giảm đi rõ rệt.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế
Lá khế được sử dụng như một phương thuốc dân gian để chữa hăm cho trẻ sơ sinh được nhiều người áp dụng. Đây là một loại lá lành tính, rất mát và có tính sát khuẩn cao nên thường sử dụng để nấu nước uống cho mát. Ngoài ra, lá khế còn được biết với công dụng trị rôm sảy, dị ứng và cả chữa hăm cho trẻ.
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Tiếp theo, bạn lấy một chiếc sạch giặt trong chậu nước lá khế, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé. Lưu ý, bạn không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng trà xanh
Trà là một trong những thảo dược có công dụng chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.Bạn có thể dùng trà túi hoặc trà xanh.
Với trà túi, bạn đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương. Còn với trà xanh, bạn có thể dùng nước trà xanh đặc thoa trực tiếp lên vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch.
Mách bạn những cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
➤ Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô ráo trước khi cho bé mặc tã mới.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng giấm
Nước tiểu có tính kiềm, do đó, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, từ đó dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa và cân bằng lại độ pH.
Với cách này, bạn hãy đổ khoảng nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch
Trong yến mạch có chứa hàm lượng protein cao có tác dụng làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, yến mạch còn chứa hợp chất saponin giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút, sau đó tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch 2 lần/ ngày để có kết quả tốt nhất.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm trà
Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả. Bạn hãy pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lô hội
Lô hội có đặc tính chống viêm và rất giàu vitamin E nên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, sau đó để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Lưu ý, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé.
3. Những lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Khi chăm sóc và điều trị hăm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:
- Cần thay tã thường xuyên, đặc biệt khi tã bị ướt hoặc bẩn.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc oxit kẽm để làm giảm triệu chứng ngứa và đỏ.
- Thường xuyên massage vùng da hăm của con bằng các loại dầu dưỡng như: dầu dừa, dầu oliu.
- Bạn không nên vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để điều trị khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã. Bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho trẻ khi bị hăm. Bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.
- Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.