bà bầu có nên ăn rau ngót
Sức Khỏe

Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn rau ngót

Rau ngót mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể con người. Nhưng với những phụ nữ có bầu việc ăn rau ngót khi mang thai có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe mẹ và bé. Vậy bà bầu có nên ăn rau ngót không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm gây hại cho thai nhi mà các bà bầu cần đặc biệt quan tâm. Vậy bà bầu có được ăn rau ngót không?

Mục Lục

Bà bầu có nên ăn rau ngót không?

Rau ngót (hay còn gọi là bù ngót, rau tuốt hay bồ ngót) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, loại rau này thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Trong rau ngót có chứa rất nhiều chất bổ dưỡng đối với sức khỏe con người. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho, rau ngót còn có chứa một lượng đạm đáng kể (protid).

Nhìn chung, các chất dinh dưỡng có trong rau ngót đều tốt cho sức khỏe. Nhưng chắc hẳn bạn vẫn đang thắc mắc bà bầu ăn rau ngót được không? 

Câu trả lời là có thể, đối với những trường hợp thai phụ có sức khỏe bình thường, mẹ bầu vẫn có thể ăn rau ngót nhưng không nên ăn vượt quá 30g mỗi ngày. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn thấy khó tiêu, đầy bụng.

bà bầu có nên ăn rau ngót

Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?

Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai 

Ăn rau ngót mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, loại rau này chỉ thích hợp với những người bình thường, không mang thai, bởi các mẹ bầu ăn rau ngót thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Rau ngót gây nguy cơ sảy thai?

Mặc dù hiện nay, khoa học chưa chứng minh được rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót có chứa hàm lượng papaverin cao gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ có bầu. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất này.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, đối với phụ nữ sau sinh hoặc sau khi sảy thai, nạo phá thai, thường được khuyến khích uống nước rau ngót tươi để chữa sót rau nhau. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hay bầu tháng thứ 9 ăn rau ngót vẫn có nguy cơ thai bị dị tật, lưu thai.

Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho

Glucocorticoid là một chất được sản sinh thông qua quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót. Chất này trong rau ngót có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể.

Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ

Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn. 

Ngoài ra, trường hợp các mẹ bầu ăn rau ngót sống hoặc uống nước rau ngót tươi sẽ gây đau nhức cơ thể, cao huyết áp, đau đầu, gây thiếu máu dẫn tới tình trạng mệt mỏi, không có sức lực. 

Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn. Cần phải lưu ý một số điều sau:

– Đối với những bà bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế ăn rau ngót để giảm thiểu những nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé.

– Để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình mang thai, bạn nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh.

– Khi chọn mua rau ngót, các mẹ bầu cũng nên lựa chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.

bà bầu có nên ăn rau ngót

Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?

Những loại thực phẩm tốt bà bầu có thể lựa chọn thay cho rau ngót

Rau chân vịt

Rau chân vịt được mệnh danh là “thực phẩm vàng” đối với bà bầu. Trong loại rau này có chứa một hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như vitamin A, C, E, K, canxi, magiê, sắt, chất xơ… Các chất này giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát của người mẹ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, ăn rau chân vịt còn hỗ trợ sự phát triển của xương và tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là loại rau xanh có chứa nhiều khoáng chất như axit folic, magiê, phốt pho, vitamin K, A… Các dưỡng chất này giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như táo bón, chuột rút, loãng xương, thiếu máu. Do đó, bà bầu nên bổ sung súp lơ vào chế độ ăn hằng tuần.

Cải thìa

Trong rau cải thìa có chứa một hàm lượng chất sắt, giúp bà bầu giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai. Bên cạnh đó, cải thìa còn là thực phẩm kháng viêm cực tốt, giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp và tim mạch. 

Ngoài các loại rau trên, còn có rất nhiều loại rau xanh khác tốt cho sức khỏe bà bầu. Các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Tổng hợp