Cây cà gai leo là một loại dược liệu quen thuộc, được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc và Trung Việt Nam. Vậy công dụng và cách sử dụng đúng cây cà gai leo như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về cây cà gai leo
Cà gai leo là cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn. Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le có hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn đầu tù, mặt trên sẫm hơn, mặt dưới màu nhạt và phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt lá đều có gai ở gân chính, cuống lá cũng có gai.
Hoa màu tím nhạt mọc thành xim 2–5 hoa ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu nhẵn, cuống dài, màu vàng sau này chuyển thành màu đỏ, bên trong chứa hạt hình thận màu vàng. Mùa hoa vào tháng 4–6 và mùa quả khoảng 7–9.
Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các lùm bụi thưa. Cây hay mọc ở chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng và phát triển tốt, ra nhiều hoa quả.
Công dụng của cà gai leo là gì?
Bộ phận thường được sử dụng để chữa bệnh nhất là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô để sắc uống hoặc cũng có thể dùng khi tươi.
Một số công trình nghiên cứu công dụng của cây cà gai leo cho kết quả rất tốt làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, trong khi thuốc tây chữa bệnh này thường quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.
Ngoài ra còn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng… Đồng thời, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn trên thực nghiệm và lâm sàng.
Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virút, xơ gan và hỗ trợ trị ung thư gan. Thảo dược này có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dân gian dùng để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng, và ở một số nơi còn dùng chữa say rượu.
Đọc thêm: Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Có tác dụng phụ không?
Liều dùng và cách sử dụng cây cà gai leo như thế nào?
Một số bài thuốc thường được sử dụng từ cà gai leo bao gồm:
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư
-
Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g
-
Cây dừa cạn 10g
-
Cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g
Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
-
Cà gai leo 10g
-
Dây gấm 10g
-
Thổ phục linh 10g
-
Kê huyết đằng 10g
-
Lá lốt 10g
Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa chứng ho gà, suyễn
-
Cà gai leo 10g
-
Thiên môn 10g
-
Mạch môn 10g
Sắc ngày một thang chia ba.
Trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn
-
Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
Làm giải rượu
-
Theo kinh nghiệm, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu.
Chữa ho do viêm họng
-
Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Chữa phong thấp
-
Rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống. Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g. Sắc nước uống.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…)
Lấy 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.
Một số lưu ý khi dùng cây cà gai leo
Nguồn gốc thuốc cần được kiểm tra kĩ: cung cấp dược liệu cà gai leo cần được kiểm soát chặt chẽ, về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ,…
Tuy lợi ích với sức khỏe, nhất là với việc điều trị bệnh gan của cà gai leo là không thể phủ nhận nhưng không phải ai cũng trở thành đối tượng có thể dùng được loại thảo dược này.
Những trường hợp sau không nên uống cà gai leo:
– Trẻ dưới 5 tuổi.
– Thai phụ.
– Người bị huyết áp thấp.
– Người mắc bệnh về thận.
– Người đang điều trị bệnh lý do phác đồ bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh đó liều lượng và thời gian sử dụng cũng rất quan trọng. Trước khi dùng cà gai leo như một loại thảo dược điều trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để có được những hướng dẫn sử dụng đúng và hiệu quả.
Xem thêm: Viên uống cà gai leo có tốt không? Đối tượng sử dụng viên uống là ai?
Bên trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp công dụng và cách sử dụng đúng cây cà gai leo như thế nào. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn luôn khỏe.