Cà gai leo là cây dược liệu mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, chủ yếu ở tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. Vậy cây cà gai leo và hoa cà gai leo có tác dụng gì? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Công dụng của hoa cà gai leo
Phân loại các loại hoa cà gai leo
Theo màu sắc của hoa, dược liệu này được phân chia thành 2 loại: Cà gai leo hoa trắng và hoa tím.
Với loại hoa trắng, thân dây nhỏ hơn, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc.
Cà gai leo hoa tím là loại thân dây lớn, được sử dụng ít hơn hoa trắng, chủ yếu là người dân trồng làm hàng rào.
Xem thêm: Quả cà gai leo
Đặc điểm nhận biết cây Cà Gai Leo
Cà Gai Leo là loại thân leo, sống lâu năm, dài khoảng 1m, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ long hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.
Lá mọc so le hình bầu dục, phủ đầy lông tơ màu trắng, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, phiến lá nông, không đều, hai bên mặt và cuống lá có gai.
Hoa màu trắng.
Quả mọng hình cầu, màu vàng, cuống dài, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.
Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5, ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Một số cây sống lâu năm thân cây sẽ có hiện tượng hóa gỗ.
Thành phần dược chất trong Cà Gai Leo
Không đơn thuần chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng, Cà Gai Leo trên thực tế đã được nhiều bệnh viện nghiên cứu và ứng dụng thực tế với người bệnh, mang lại hiệu quả nhất định.
- Bệnh viện Quân Đội 108, bệnh viện Quân Y 354, bệnh viện Quân Y 103 đã kiểm nghiệm lâm sàn với bệnh nhân viêm gan B mãn tính, kết quả nhận được sau 2 tháng sử dụng thảo dược này có đến 66,7% bệnh nhân giảm nồng độ virus trong máu.
- Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bình Định ứng dụng Cà Gai Leo vào quá trình điều trị bệnh viêm gan B, men gan cao. Đa số bệnh nhân đã giảm men gan và các triệu chứng lâm sàng.
Để được nghiên cứu, ứng dụng đưa vào chữa trị kể trên cũng nhờ vào một số thành phần chính trong cây Cà Gai Leo sau đây:
- Saponin steroid: một chất phổ biến thường thấy ở các thảo dược như cam thảo, mạch môn, ngủ gia bì, nhân sâm,… tăng cường khả năng miễn dịch
- Solasodine: Ức chế sự sinh sản của virus viêm gan B
- Diosgenin: Chống viêm, chống virus, chống dị ứng, khối u; hỗ trợ điều trị thấp khớp.
- Flavonoid: Chống gốc tự do và oxy hóa, ứng dụng trong hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan,…
- Glycoalkaloid, Alkaloid: kháng viêm, kháng ung thư, ngăn chặn tế bào khối u phát triển.
Cà gai leo thảo dược quý chữa trị bệnh về gan
Dược liệu họ cà này được các nhà khoa học quan tâm từ năm 1980, cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng Cà gai leo rất tốt trong điều trị bệnh về gan, cụ thể:
Xem thêm: Tác dụng của cà gai leo
Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B
Hoạt chất trong dược liệu này, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Đồng thời, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng bệnh viêm gan gây ra.
Năm 1999, luận án tiến sĩ Y học “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo” của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quân Y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng dược liệu này đã cải thiện triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da… sau 2 tháng. Đặc biệt, nồng độ virus trong máu giảm rõ rệt sau 3 tháng.
Làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Hoạt chất glycoalcaloid trong Cà gai leo, ngoài công dụng điều trị viêm gan virus còn làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm.
Nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương “Tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” đã công bố tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt của dược liệu này.
Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Ngoài ra, Cà gai leo còn có tác dụng chất chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, khả năng chống viêm, giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng các cộng sự về Cà gai leo đã công bố. Dịch chiết của dược liệu này và glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, dịch chiết dược liệu họ cà cũng được chứng minh tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus gây ra như: Tế bào ung thư gan, ung thư cổ tử cung…
Trên đây là những thông tin về hoa cà gai leo và công dụng đặc biệt của cà gai leo, hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đối với bạn đọc!