Vị thơm đặc trưng cùng tác dụng tốt đối với sức khỏe chính là lý do mọi người sử dụng rất nhiều trong ăn uống từ tô bún, bát phở đến các bữa ăn hàng ngày, vậy ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Mục Lục
Tác dụng của lá tía tô như thế nào?
Để biết được ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Trước tiên phải nghiên cứu công dụng của lá tía tô như thế nào.
Được liệt vào danh sách các vị thuốc Đông y, lá tía tô có tác dụng giải biểu và phát tán phong hàn. Ba kinh chính mà mà các thành phần dược tính trong tía tô tác dụng vào đó là phế – tâm – tỳ. Do đó tía tô rất thích hợp để điều trị cảm mạo.
Hạt của cây tía tô có thể dùng để hãm trà uống có tác dụng rất tốt cho khí huyết, cành làm thuốc an thai, tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu rất tốt.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây tía tô khá cao, bên cạnh đó còn chứa nhiều Vitamin A, C và các chất Canxi, Sắt, Phốt pho. Sử dụng để làm gia vị vừa bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vừa có hương vị nhẹ dịu rất thích hợp để chế biến các món ăn gia đình hàng ngày.
Theo những chuyên gia trong Đông y, hương vị của tía tô rất đặc trưng, nó là sự pha trộn của hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà.
Khi tía tô kết hợp với hành lá trong món cháo sẽ trở thành món ăn bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm dùng để điều trị cho những người mắc bệnh cảm.
Xem thêm: 7 tác dụng của lá tía tô khiến bạn phải trồng ngay cây này trong vườn nhà
Nếu sử dụng lá tía tô hợp lý còn có thể giúp giảm cân, chống béo phì, ngăn cản rối loạn lipid, cải thiện chức năng của gan, thận cho người bị béo phì một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, bổ sung lá tía tô trong bữa cơm hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa ung thư. Những nghiên cứu của các nhà khoa học tại Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng lá tía tô có tỉ lệ mắc các chứng ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan,… thấp hơn người bình thường rất nhiều lần.
Các bài thuốc có sử dụng lá tía tô?
Dưới đây là các bài thuốc Đông y đơn giản mà hiệu quả có sử dụng lá tía tô để chữa bệnh.
Bài thuốc chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
Bài thuốc chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
Bài thuốc chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
Bài thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
Bài thuốc chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Bài thuốc chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Bên cạnh đó có thể lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Tác hại của lá tía tô như thế nào?
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người vì tâm lý lo lắng cái gì nhiều quá cũng không tốt.
Tía tô là vị thuốc Đông y không độc do đó có thể sử dụng cho tất cả mọi người từ già đến trẻ tuy nhiên do tính ấm và tác dụng giải biểu (ra mồ hôi) nên cần lưu ý khi sử dụng nhiều đối với một số đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai: Đối với bà bầu không dùng lá tía tô với lượng lớn liên tục và kéo dài. Tác hại của lá tía tô không lớn nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Người bị cảm nóng và hay ra mồ hôi phải cẩn thận khi sử dụng là tía tô vì tác dụng dược tính gây ra mồ hôi.
- Những người có tiền sử bị dị ứng cũng không nên ăn nhiều lá tía tô vì sẽ sinh ra những tác dụng không mong muốn.
Ăn lá tía tô có thể phòng ngừa một số bệnh và cảm mạo, tuy nhiên không nên lạm dụng mà phải dùng một cách hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.