Cây thuốc quý Tin tức

Uống cà gai leo hại thận không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Cà gai leo từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh gan rất tốt. Tuy nhiên, uống cà gai leo hại thận không? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Cây cà gai leo là gì?

Tên khoa học của cây cà gai leo là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. Ngoài ra, trong dân gian còn gọi cà gai leo với cái tên như: cà lù, cà quýnh, dây leo.

Cây cà gai leo thường phân bố ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung và Nam nước ta. Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình là nơi có diện tích cà gai leo lớn nhất.

Đặc điểm của cà gai leo

Cà gai leo là cây sống lâu năm, thân leo thường leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Một cây thường phân nhiều cành nhánh, độ dài trung bình khoảng 1m.

Thân cây nhẵn khá nhăn, hóa gỗ, có sự phân chia nhiều cành. Thông thường các cành non sẽ tỏa rộng và có nhiều gai cong hơn các cành lớn tuổi khác.

Lá của cây cà gai leo có hình bầu dục, thường mọc so le. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều.

Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới, cuống lá cũng có gai.

Hoa cà gai leo trắng, nhị vàng, cánh hoa dài. Mỗi hoa có từ 4- 5 cánh. Quả của cà gai leo thường mọng, màu vàng, hình cầu. Quả của cây này thường mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4- 5 và có quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.

Công dụng của cà gai leo

  • Hỗ trợ điều trị bệnh sơ gan
  • Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ giảm men gan, mỡ máu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau răng, viêm lợi, viêm chân răng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.
  • Giảm các triệu trứng liên quan đến bệnh gan như: Vàng da, vàng mắt, mụn nhọt.
  • Hỗ trợ giải rượu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của virut viêm gan B.

Dược tính của cà gai leo

– Trong Y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị the mát. Do đó, cà gai leo thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: phong tê thấp, đau nhức xương khớp, tiêu độc, giảm ho, đau mỏi tay chân, tiêu viêm…

Dược tính của cà gai leo
Dược tính của cà gai leo

Xem thêm: hình ảnh cây cà gai leo

Ngoài ra, cà gai leo còn được dùng để đào thải độc tố cho gan, giảm tình trạng men gan cao, viêm gan, gan nóng, suy gan hoặc gan nhiễm mỡ.

– Trong Y học hiện đại, cà gai leo có khá nhiều hoạt chất Saponin steroid, Solasodinon, Diosgenin, Glycoancaloid… nên được đánh giá cao về công dụng bảo vệ gan. Bên cạnh đó, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giảm tình trạng nóng gan.

Ngoài ra, cà gai leo còn giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, trong đó có tế bào ung thư gan, hỗ trợ chữa viêm vòm họng. Đặc biệt, nó là phương thuốc điều trị hữu hiệu các bệnh phong tê thấp, đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, đau lưng nhức gối…

Uống cà gai leo hại thận không?

Rất nhiều nam giới lo sợ rằng việc uống cà gai leo sẽ hại thận dẫn đến tình trạng yếu sinh lý. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến chứng năng tình dục, làm mất phong độ đàn ông và sụt giảm cảm hứng phòng the.

Uống cà gai leo hại thận không?
Uống cà gai leo hại thận không?

Đọc thêm về: uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không

Tuy nhiên, thực tế chưa có một nghiên cứu hoặc tài liệu khoa học, dẫn chứng y tế cụ thể nào về việc uống cà gai leo gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe sinh lý cũng như gây vô sinh ở cả hai giới cả.

Hơn nữa, cà gai leo đã được sử dụng lâu đời từ xưa đến nay và chưa ai thấy có phản ứng phụ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu dùng cà gai leo thường xuyên sẽ giúp giải độc và điều trị các bệnh lý về gan. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng dùng được cà gai leo.

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

  • Không nên lạm dụng cà gai leo, khi sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng quy định.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng cà gai leo để điều trị bệnh với các liều lượng khác nhau.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng cà gai leo bởi vì chức năng gan chưa phát triển hoàn toàn.
  • Nên lựa chọn cà gai leo được cung cấp bởi các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Không sử dụng cà gai leo cho phụ nữ đang mang thai để tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Những đối tượng không nên dùng cà gai leo

Những đối tượng không hoặc chưa thể dùng cà gai leo để hỗ trợ chữa bệnh là phụ nữ đang mang thai (hoặc trong giai đoạn cho con bú) và trẻ em dưới 6 tuổi. Bởi đây là hai nhóm đối tượng không có thể trạng ổn định. Chính vì vậy, việc dùng cà gai leo khá nguy hiểm.

Hơn nữa, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ thường có cơ địa mẫn cảm nên khi dùng mọi loại thảo dược đều đem đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, khi dùng cà gai leo cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc: Uống cà gai leo hại thận không? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Cà gai leo là phương thuốc dân gian được rất nhiều người tin dùng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Do đó, bạn cần tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng.