Cách làm gối đinh lăng cho cho bé tại nhà đơn giản chữa mồ hôi trộn
Sức Khỏe

Cách làm gối đinh lăng cho cho bé tại nhà đơn giản chữa mồ hôi trộn

Với cách làm gối đinh lăng cho bé được giới thiệu sau đây, chỉ cần những thao tác đơn giản là các mẹ đã có thể hoàn thành chiếc gối êm ái, thấm hút mạnh mẽ mồ hôi, giúp bé có những giấc ngủ thoải mái.

Mục Lục

Tác dụng của gối đinh lăng đối với trẻ

Đinh lăng được trồng phổ biến tại nhiều vùng miền ở nước ta. Ngoài các công dụng làm thuốc, ngâm rượu để chữa bệnh của thân, lá đinh lăng còn được các mẹ dùng để làm gối giúp chữa chứng mồ hội trộn ở trẻ.

Gối đinh lăng là một loại gối thảo dược rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Gối tạo cho bé một giấc ngủ ngon thoải mái và tránh stress. Gối có chức năng hút ẩm làm ráo mồ hôi đầu, tạo cho da đầu khô ráo dễ chịu. Giải cảm cho bé thật tốt. Khi sử dụng gối này phòng được bệnh kinh giật và ra mồ hôi trộm khi ngủ…

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gối đinh lăng cho bé

Nguyên liệu chính cần chuẩn bị trước khi làm gối đinh lăng cho bé đó là lá đinh lăng. Theo kinh nghiệm của các mẹ, lá đinh lăng nên chọn từ những cây đinh lăng có tuổi trên 4 năm. Như vậy mới có tác dụng trị chứng mồ hôi trộn ở trẻ hiệu quả.

Chọn lá đinh lăng của cây trên 4 năm để có tác dụng tốt nhất

Chọn lá đinh lăng của cây trên 4 năm tuổi để có tác dụng tốt nhất

>>>Xem thêm: Cách ngâm rượu củ đinh lăng uống hàng ngày tăng cường sức khỏe

Ngoài ra cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Bông gòn – có thể mua tại các chợ với giá 50k/kg.
  • Vỏ gối – nên lựa chọn chất liệu cotton làm vỏ gối để tạo cảm giác thoáng đãng, thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt. Các mẹ có thể tự may vỏ gối hoặc mua hàng may sẵn tại các cửa hàng gối đệm.
  • Kim, chỉ, kéo

Xử lý lá đinh lăng để làm gối

Bước 1: Phơi lá đinh lăng

Lá đinh tuốt hết cành và gân lá, rửa thật sạch bụi bẩn, đem phơi dưới bóng râm từ 2 – 3 ngày.

Lá đinh lăng sau khi phơi khô trong bóng râm

Lá đinh lăng sau khi phơi khô trong bóng râm

Lưu ý:

  • Không phơi dưới nắng vì như vậy sẽ loại bỏ mất hương thơm của lá đinh lăng.
  • Khi phơi phải dàn trải đều để lá khô hoàn toàn, tránh nguy cơ ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Không vò nát lá đinh lăng khi phơi.

Bước 2: Sấy lá đinh lăng

Sau khi lá đinh lăng đã khô, cho toàn bộ vào chảo, đảo đều trên bếp lửa để sấy khô lá đinh lăng. Điều chỉnh nhiệt lượng sao cho phù hợp, tránh để lửa lớn làm gãy vụn lá.

Khi lá đinh lăng đã đạt đến độ khô vừa đủ, mang ra hạ thổ nghĩa là đặt xuống dưới đất trong 15 phút. Điều này giúp cho lá đinh lăng có thể hấp thu được độ ẩm cần thiết trong tự nhiên.

Cách làm vỏ gối lá đinh lăng

Trộn đều lá đinh lăng và bông gòn để làm ruột gối theo tỷ lệ 1:1, ở công đoạn này cũng tuyệt đối không được vò vụn lá đinh lăng.

Nhét ruột gối vào bao gối đã chuẩn bị sẵn.

Ruột gối đinh lăng

Ruột gối đinh lăng

>>>Xem thêm: Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe khiến ai cũng bất ngờ

Kích thước tiêu chuẩn của bao gối đinh lăng

  • Trẻ sơ sinh: 25x35cm
  • Trẻ 7 – 18 tháng tuổi: 30x40cm
  • Trẻ trên 18 tháng tuổi: 35x50cm

Sau đó may bao gối lại hoàn thành ruột gối.

Cho vào chiếc vỏ gối để hoàn thiện chiếc gối xinh xắn cho bé.

Vệ sinh gối lá đinh lăng

Trẻ ngủ tiết mồ hôi ra gối là điều không tránh khỏi. Vì vậy cần vệ sinh gối đinh lăng liên tục để tránh các vi khuẩn và nấm mốc phát sinh.

Giặt vỏ gối khi thấy trẻ ra nhiều mồ hôi.

Phơi ruột gối trong bóng râm ở những nơi thoáng gió để tạo sự thông thoáng và loại bỏ mùi mồ hôi khó chịu. Tránh phơi trược tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm mất tác dụng của gối đinh lăng.

Sau khi cho bé sử dụng từ 8 – 12 tháng cần thay ruột gối để đảm bảo công dụng chữa ra mồ hội trộn cho bé.