Phụ nữ ăn rau răm khi mang thai có sao không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ trong lần đầu mang thai. Vậy hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Trong thời kỳ mang thai, ăn uống là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao, vì vậy chế độ ăn uống là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà các mẹ không được bỏ qua. Bên cạnh những thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung hàng ngày, phụ nữ mang thai cũng nên để ý đến những thực phẩm kiêng cữ và rau răm là một trong số đó.
Mục Lục
Phụ nữ không nên ăn rau răm khi mang thai
Rau răm là một loại rau ăn kèm rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Theo Đông y, rau răm là loại rau có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Khi ăn sống, rau răm có tác dụng ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Ngoài ra, rau răm còn làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.
Với hương vị cay nồng cùng mùi thơm đặc trưng, loại rau này giúp món ăn thêm phần đậm đà và thơm ngon hơn. Mặc dù rau răm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên loại rau này không phải ai cũng có thể thưởng thức, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.
Phụ nữ có nên ăn rau răm khi mang thai không?
Vậy ăn rau răm khi mang thai có sao không? Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sảy thai.
Vì vậy, trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, khi ăn với thịt bò, thịt gà, cháo trai hay trứng lộn tốt nhất bạn nên loại bỏ rau này ra khỏi khẩu phần ăn của mình để đảm bảo sức khỏe. Còn đến những tháng tiếp theo, phụ nữ mang thai có thể ăn trứng vịt lộn kèm với một vài cọng rau răm thì thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu ăn rau răm làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Theo các tài liệu Đông y, rau răm có tính nóng nên khi phụ nữ mang thai ăn quá nhiều và thường xuyên có thể gây mất máu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ không được ổn định nên việc ăn rau răm còn dễ dẫn đến nóng trong người và khó tiêu.
Ngoài ra, rau răm còn gây nên tình trạng mất máu nên phụ nữ hành kinh ăn rau răm dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Đối với người đang mang thai lại càng không tốt vì có thể gây băng huyết, thiếu máu. Vì vậy, bà bầu tốt nhất là không nên ăn rau răm, nếu ăn chỉ ăn với số lượng ít vài lá, ăn kèm với món chính.
Rau răm có khả năng phá thai?
Trong dân gian người ta thường uống nước rau răm để gây phá thai. Theo một thông tin cho rằng rau răm ăn nhiều dễ bị mất máu. Ngoài ra, trong rau răm cũng chứa nhiều chất gây co bóp tử cung, dễ gây sảy thai. Cụ thể, nếu ăn đủ 500g rau răm, loại thân đỏ hơi ngả sang màu tím, nhặt lấy thân và lá non, ép lấy nước cốt để được khoảng 250ml uống trong đêm là đủ để ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau thì phôi thai sẽ ra ngoài.
Tuy nhiên, chỉ có rau răm thân đỏ, hơi ngả sang màu tím mới có hiệu quả, còn rau răm thân xanh trắng thì không có tác dụng gây sảy thai. Do đó, nếu ăn loại rau rau răm thân xanh trắng thì hoàn toàn yên tâm rằng một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn hoàn toàn không có hại.
Mặc dù, việc phá thai bằng rau răm hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng rõ ràng, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đến mức thấp nhất việc ăn loại rau này.
Phụ nữ có nên ăn rau răm khi mang thai không?
Một số công dụng chữa bệnh của rau răm
– Chữa trị tình trạng đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Lấy một nắm rau răm rửa sạch, rồi giã nhỏ vắt lấy nước uống. Còn phần bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
– Chữa trị cảm cúm, sổ mũi: Đầu, tiên, chuẩn bị một nắm rau răm và 3 lát gừng tươi. Sau đó giã nhỏ hai thứ trên rồi vắt lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng theo công thức sau: Sắc uống rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g.
– Chữa đau bụng tiêu chảy do bị nhiễm lạnh: Các bạn thực hiện theo công thức sau: Lấy 16g rau răm (khô), 12g bạch truật, 16g kinh giới, 12g lương khương, 10g quế, 4g gừng nướng. Sau đó, đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa vết thương do rắn cắn: Lấy một nắm rau răm rửa sạch rồi giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
– Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần, lưu ý giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm.
Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ có thể giúp mẹ bầu lý giải được nguyên do vì sao không nên ăn rau răm khi mang thai. Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp để chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tổng hợp