Tin tức

Thành phần dinh dưỡng của rau muống? Ăn rau muống có tác dụng gì?

Rau muống là một loại rau rất phổ biến và quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Theo Đông y rau muống có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Vậy thành phần dinh dưỡng của rau muống gồm những gì? Ăn rau muống có tác dụng gì? Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết phía dưới nhé!

Mục Lục

Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Thành phần dinh dưỡng của rau muống
Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Đọc thêm: rau muì gai có tên gọi khác là gì

Trong 100g rau muống có chứa:

  • 90% nước
  • 3g chất xơ
  • 3g protein
  • vitamin C
  • vitamin E
  • chất béo
  • sắt
  • kẽm
  • magie

Rau muống rất tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp, thiếu máu, loãng xương, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón. Không những mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, rau muống còn rất dễ ăn, mát nên là thực phẩm yêu thích của rất nhiều người.

Ăn rau muống có tác dụng gì?

Giảm cholesterol: Rau muống là một loại thực phẩm rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu. Qua đó, giảm gây xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Rau muống có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch
Rau muống có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch

Xem thêm về: rau muống đỏ

Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin A, C và beta-carotene. Những chất chống oxy hóa này giúp giảm mức cholesterol toàn phần, tránh hình thành các mảng lipid lắng đọng gây xơ vữa động mạch vành. Từ đó giảm nguy cơ hình thành các cơn đau tim, đột quỵ. Ngoài ra, trong rau muống có chứa Magie, giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Chống lão hóa và trẻ hóa da: Rau muống giàu chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Qua đó, tăng cường khả năng chống lại các tác hại ảnh hưởng đến da, ngăn ngừa và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa cho da.

Phòng chống tiểu đường: Những người bị tiểu đường ăn rau muống có khả năng giảm lượng đường huyết trong máu. Chính vì thế, ăn rau muống có tác dụng phòng chống tiểu đường.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Rau muống có hàm lượng chất sắt dồi dào. Ăn rau muống đúng cách và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.

Ngăn ngừa ung thư: Nếu sử dụng rau muống một cách hợp lý sẽ giúp cơ bạn thể hấp thụ đến 13 chất chống oxy hóa. Qua đó ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư trực tràng, ung thư v,ú ung thư dạ dày, ung thư da,…

Điều trị bệnh về da: Ngọn rau muống có thể dùng làm thuốc đắp để điều trị một số bệnh về da, bệnh chàm, trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến. Đặc biệt, rau muống còn giúp giảm cảm giác đau, châm chích khi bị ngứa da do phát ban hoặc côn trùng cắn.

Rau muống giúp điều trị chứng khó tiêu và táo bón
Rau muống giúp điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Điều trị chứng khó tiêu và táo bón: Rau muống rất giàu chất xơ nên có công dụng hỗ trợ tiêu hóa. Do đó, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện giúp bạn nhuận tràng, có lợi cho những người bị khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, nước ép từ rau muống được dùng để điều trị nhiễm giun sán, chiết xuất dịch rau muống tẩy giun rất hiệu quả.

Giúp mắt sáng khỏe: Trong rau muống có chứa hàm lượng vitamin A và lutein là những dưỡng chất có lợi cho mắt và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan: Trong y học, rau muống được dùng để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Bên cạnh đó, các chiết xuất dịch rau muống sẽ có công dụng hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất gây ra.

Ngoài những công dụng trên, ăn rau muống hợp lý có thể giúp cho mái tóc chắc khỏe, nước ép rau muống còn kích thích cho quá trình mọc tóc và khắc phục tình trạng rụng tóc.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Thành phần dinh dưỡng của rau muống bào gồm những gì? Ăn rau muống có tác dụng gì? Với những giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh của mình, rau muống xứng đáng là một loại rau thân thiện cho sức khỏe. Ăn rau muống mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ rất có ích cho người thiếu máu, huyết áp thấp, người bị loãng xương, phụ nữ mang thai và giúp ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, những người có vết thương hở, chưa lành trên da nên kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi. Các bạn lưu ý nhé!