Y tá là một ngành nghề đã rất quen thuộc trong hệ thống các ngành y tế. Hãy tìm hiểu những thông tin về nghề Y tá trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Y tá là gì?
Y tá là một ngành nghề không thể thiếu trong hệ thống y tế, với nhiệm vụ chăm sóc và giúp người bệnh vượt qua bệnh tật. Y tá cùng với bác sĩ hay chuyên viên y tế khác đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân trong các trường hợp như cấp cứu, trị liệu, hồi phục. Nghề Y tá hoạt động trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau từ chuyên khoa đến y tế công cộng, từ gia đình đến các trạm xá hay bệnh viện.
Đặc thù của ngành nghề này là chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân và tư vấn, hỗ trợ về mặt tinh thần cho họ. Bên cạnh đó, Y tá còn chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ cách chữa trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách chăm sóc sau khi điều trị hay các chương trình luyện tập… Từ đó giúp người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng và hạn chế tối đa những di chứng sau khi điều trị. Không chỉ vậy, Y tá còn là người lưu bệnh án, hỗ trợ bác sĩ theo dõi những triệu chứng của bệnh nhân.
Y tá có nhiệm vụ chăm sóc và giúp người bệnh vượt qua bệnh tật
Điều dưỡng có phải là Y tá không?
Khi đến bệnh viện, chúng ta nhìn thấy những người mặc áo blouse trắng và tùy vào cấp bậc, vị trí sẽ có những tên gọi khác nhau Bác sĩ, Y tá…Trong những năm gần đây, ngành Điều dưỡng xuất hiện và nhiều người lầm tưởng đó là tên gọi khác của Y tá.
Tuy nhiên, Y tá và Điều dưỡng là 2 ngành nghề độc lập trong hệ thống ngành y tế, nhưng đều có nhiệm vụ giống nhau là hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị, đồng thời chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Công việc thường ngày của một y tá bao gồm:
- Tiến hành các kiểm tra thể chất hàng ngày cho người bệnh. Thực hiện các yêu cầu của bác sĩ trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân.
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà của họ về tình trạng bệnh. Theo dõi sức khỏe bệnh nhân, động viên tinh thần giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
- Thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hoặc đưa ra phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
- Sử dụng các công cụ y tế, máy móc phục vụ cho điều trị, đồng thời bảo quản các thiết bị y tế.
- Hỗ trợ kỹ thuật viên tiến hành các xét nghiệm và phân tích kết quả.
- Hướng dẫn, giải thích cho bệnh nhân về liều dùng thuốc, cách chăm sóc sức khỏe, kiêng cữ trong ăn uống hoặc lịch tái khám cho người xuất viện.
Công việc hàng này của Y tá sẽ còn phụ thuộc vào nơi làm việc của mỗi người như Y tá chuyên khoa ung thư hoặc Y tá người cao tuổi, hoặc các khoa sinh học về trẻ em…
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, mức sống con người không ngừng được tăng cao, thì các vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Do đó, các bệnh viện, cơ sở y tế đang được mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội.
Theo thống kê, tại các bệnh viện và các trung tâm y tế trên cả nước đang thiếu đội ngũ nhân viên y tế trầm trọng, đặc biệt là các nhân viên Y tá chuyên nghiệp. Không chỉ tại Việt Nam, mà ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng đang thiếu nhân viên chăm sóc y tế. Đây là cơ hội việc làm y tá đối với những bạn trẻ có mong muốn theo học ngành này.
Y tá là một ngành nghề đã rất quen thuộc trong hệ thống các ngành y tế
Những phẩm chất cần có của nghề Y tá
Lòng thương người
Làm việc trong ngành Y, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với những người mắc các loại bệnh khác nhau và đang phải chịu sự dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần. Do đó, bạn cần phải có lòng thương người để thấu hiểu đau nỗi đau của bệnh nhân và tận tình chăm sóc.
Có tinh thần trách nhiệm cao
Tinh thần trách nhiệm là một trong những yếu tố bắt buộc đối với người làm trong ngành y tế. Bởi mỗi quyết định của họ đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, các y bác sĩ cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm đối với các bệnh nhân và có ý chí vững chắc để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Tính kiên trì và nhẫn nại
Sự kiên trì, nhẫn nại là đức tính không thể thiếu đối với người làm việc trong ngành y tế. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành y dược phải chăm chỉ trau dồi kiến thức khá trừu tượng và khó hiểu.
Sau khi ra trường, làm việc tại các cơ sở y tế, mỗi ngày phải tiếp xúc với rất nhiều hồ sơ bệnh án và bệnh nhân đang phải chịu đau đớn về thể xác, dày vò về tinh thần. Lúc này, bạn cần phải nhẫn nại truyền đạt thông tin, phương thức chữa bệnh một cách tế nhị nhất.
Lòng can đảm
Lòng can đảm của người làm nghề y được thể hiện trước hết ở việc vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Mỗi ngày, họ đều phải tiếp xúc với máu, hoặc các thương tích trên cơ thể con người. Vì vậy, có thể giữ thái độ bình tĩnh và khả năng tập trung trước những yếu tố này là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là với nữ giới.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực
Nghề y là một ngành nghề đặc thù nên quá trình đào tạo đạo khắt khe hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác. Nguyên nhân là mỗi quyết định của thầy thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người. Chỉ cần một chút sơ sẩy, người bệnh có thể sẽ phải trả giá bằng tính mạng. Chính vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng, những người làm trong ngành y cần đến tính cẩn thận và tỉ mỉ.
Luôn cảm thông, chia sẻ và tạo niềm tin cho bệnh nhân
Với những người đang chịu sự đau đớn của bệnh tật, bác sĩ hay y tá là niềm hy vọng cuối cùng và to lớn nhất của họ. Do đó, khi làm trong ngành này, bạn cần biết cảm thông, chia sẻ và tạo sự tin cậy tuyệt đối ở bệnh nhân. Trên thực tế, niềm tin và tinh thần lạc quan cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh.
Tổng hợp