Nhờ mô hình trồng cây đinh lăng đơn giản, ít vốn chỉ cần bỏ công chăm sóc và nhân giống, nhiều người dân đã thoát cảnh nghèo khó, thu nhập ổn định hàng năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thuộc chi đinh đăng, cùng họ với ngũ gia bì, cây đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là đinh lăng nếp khá dễ trồng. Đinh lăng là cây thuốc quý, lá sử dụng để ăn kèm trong các món ăn hàng ngày như gỏi, thịt bê, thịt dê,.. ngoài ra khi giã nát đắp lên các vết thương bị sưng tấy có tác dụng kháng viêm. Thân và rễ có thể dùng để sắc lấy nước uống có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó củ đinh lăng được nhiều người tìm mua để ngâm rượu uống hàng ngày rất tốt cho cơ thể.
Mục Lục
Mô hình trồng cây đinh lăng đem lại hiệu quả kinh tế cao
Từ khi biết đến những công dụng thần kỳ của cây đinh lăng, giá trị kinh tế của loại cây này được đẩy lên rất cao. Nhiều mô hình trồng cây đinh lăng đã được triển khai đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Ban đầu cũng có những khó khăn tuy nhiên sau khi áp dụng thành công các kỹ thuật trồng, chăm sóc và nhân giống đinh lăng, mô hình trồng cây đinh lăng đã cho thấy những giá trị to lớn về mặt kinh tế.
Mô hình trồng cây đinh lăng thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm của anh Hào
>>>Xem thêm: Cách ngâm rượu củ đinh lăng uống hàng ngày tăng cường sức khỏe
Với ý chí và sự quyết tâm làm giàu, anh Hào (Ea Tam – Đắk Lắk) đã mày mò học hỏi và cải tạo vườn rau 300 m2 sau nhà thành vườn đinh lăng. Sau 4 năm xây dựng mô hình trồng cây đinh lăng của anh đã có gần 10.000 gốc. Trừ hết chi phí vật tư hàng năm anh thu về gần 150 triệu đồng.
Nói về mô hình trồng cây đinh lăng anh nhớ lại: “Ban đầu chưa có kinh nghiệm trồng, cả vườn đinh lăng hơn 500 gốc gần như chết sạch. Qua nhiều lần nếm trải thất bại và học hỏi các cách trồng cũng như kỹ thuật chăm sóc đinh lăng, anh mới có được thành quả như ngày hôm nay”. Nhân tiện anh cũng chia sẻ cách trồng cây đinh lăng giúp bà con làm giàu.
Cách trồng cây đinh lăng
Cách chọn giống đinh lăng
Giống đinh lăng dùng để trồng là đinh lăng nếp, có lá nhỏ và xoăn, khả năng phát triển mạnh, năng suất cao và có tác dụng chữa bệnh tốt.
Còn một loại đinh nữa phổ biến tại nước ta là đinh lăng tẻ, có lá to, củ nhỏ, vỏ mỏng, khó trồng năng suất thấp. Loại này không nên trồng vì hiệu quả kinh tế kém.
Hom giống đinh lăng
>>>Xem thêm: Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe khiến ai cũng bất ngờ
Khi chọn giống đinh lăng để trồng không chọn những cây quá già hoặc quá non. Tốt nhất là những cây giống có tuổi từ 2 – 4 năm. Khi chặt cành làm giống, nên chặt thành nhiều đoạn chiều dài từ 25 – 30 cm, dùng dao sắc chặt dứt khoát, tránh làm dập 2 đầu khiến giống khó phát triển.
Chọn đất và xử lý đất trồng đinh lăng
Đặc tính của đinh lăng là cây thân gỗ có củ và ưa ẩm, vì vậy muốn trồng đinh lăng củ to thì đất phải tơi xốp, thoáng khí. Không nên trồng đinh lăng ở những nơi khô hạn, thiếu nước. Xử lý đất trồng đinh lăng bằng cách trộn thêm xơ dừa hoặc tro trấu để tạo sự tơi xốp, thoáng khí giúp đinh lăng sinh trưởng tốt hơn.
Trồng theo hố: Khi làm đất phải cày cho tơi xốp, kích thước của hố trồng đinh lăng là 20x20x20 cm. Đối với đất đồi thì đào các hố sâu 20 cm, đường kính 40 cm.
Trồng theo hàng: Đánh các luống có chiều rộng 60 cm, cao 30 cm. Trên các luống đào các hốc thành 2 hàng so le nhau, cách nhau 50 cm.
Kỹ thuật trồng đinh lăng
Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, đặt hom giống nghiêng 45o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.
Có thể ươm hom giống đinh lăng trong bầu trước khi trồng
Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu. Trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
Sử dụng phân chuồng và phân NPK để bón lót sẽ tốt hơn đối với sự sinh trưởng của cây.
Kỹ thuật chăm sóc đinh lăng
Trong giai đoạn đầu cần cung cấp đầy đủ nước tưới cho đinh lăng, đặc biệt là vào mùa khô. Bên cạnh đó phải làm sạch cỏ trên diện tích trồng cây, làm cỏ 2 lần/năm vào các tháng 1 – 2 và tháng 8 – 9. Không nên sử dụng các loại thuốc diệt cỏ vì sẽ ảnh hưởng đến cây phát triển. Vun xới gốc cho đinh lăng 2 – 3 lần/năm.
Khi cây dần lớn cũng là lúc sâu hại và một số bệnh xuất hiện. Bắt đầu từ năm thứ 2 cần thực hiện cắt tỉa những cành già để tạo sự thuận lợi cho cây phát triển. Sử dụng phân Ure để bón thúc cho cây vào tháng thứ 6 kể từ lúc trồng. Sau mỗi đợt cắt tỉa cành lá nên bón thêm phân NPK, Kali và phân chuồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho đinh lăng.
Cắt tỉa cành đinh lăng giúp cây thông thoáng thuận lợi phát triển
Các bệnh thường gặp trên cây đinh lăng chủ yếu là do sâu hại như sâu xanh, sâu cuốn lá. Có thể sử dụng luân phiên các thuốc sinh học như Bicocin, Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.
Lưu ý: Không sử dụng các thuốc hóa học mà chỉ nên sử dụng các thuốc sinh học để phun cho đinh lăng.
Thu hoạch đinh lăng
Đinh lăng sau khi trồng được 3 năm sẽ có thể thu hoạch. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng lá, thân. Và rễ đều có thể làm dược liệu trong y học. Tuy nhiên giá trị nhất vẫn là bộ rễ và củ đinh lăng, dùng để sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe. Cây đinh lăng càng lâu năm thì bộ rễ càng có giá trị.