Hiện nay, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng tham gia hiến máu tình nguyện, thể hiện hành động nhân đạo cao cả giữa người với người trong cuộc sống.
Máu là một phần không thể thiếu của cơ thể, giúp con người duy trì sự sống. Bởi vậy, muốn cứu sống được người bệnh mất máu cao cũng như trong điều trị các bệnh hiểm nghèo cần truyền máu không có cách nào khác là phải có nguồn máu bổ sung.
Với thông điệp: “Giọt máu cho đi – Cuộc đời ở lại” đã bao trọn ý nghĩa và mục đích lớn lao trong các chiến dịch hiến máu nhân đạo. Mỗi giọt máu là biểu hiện và tiếp sức cho sự sống. Người bệnh đang nỗ lực hết mình để vượt qua hoàn cảnh và bệnh tật, nhưng họ vẫn phải trông chờ từng đơn vị máu từ tấm lòng cao thượng của những người tình nguyện. Người bệnh khao khát được sống, mọi người có sức khỏe và trái tim nhân hậu.Ngoài việc cứu sống tính mạng con người, hiến máu còn mang lại sức khoẻ cho chính người hiến máu. Một người mất đi khoảng 10 – 15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể vì ngay lúc đó cơ thể sẽ sản sinh ra lượng máu đã mất. Sau khi hiến máu khoảng 3 – 4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường, khi đó các thành phần trong máu được trẻ hoá, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Đồng thời, hiến máu cũng là cách tự kiểm tra và giám sát sức khoẻ của mình. Người tham gia hiến máu được khám và tư vấn sức khoẻ miễn phí để đảm bảo đủ điều kiện hiến máu; được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật). Ngoài ra, người hiến máu được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành, đặc biệt được cấp Giấy Chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạo hiến máu nhân đạo. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, Giấy Chứng nhận này còn có giá trị để bồi hoàn máu cho người đã hiến máu (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu). Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu. Hành động hiến máu nhân đạo của các sinh viên đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các thầy cô giáo cũng như sinh viên toàn trường. Từ đó, hoạt động này luôn được triển khai như một truyền thống gắn liền với sự phát triển của Nhà trường.
Cũng như những năm trước, phong trào hiến máu tình nguyện năm 2017 đã được nhà trường tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên và đã có trên 1300 lượt cán bộ, giảng viên, sinh viên tình nguyện hiến máu. Rất nhiều trường đã liên kết với nhau cùng tham gia như Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện tài chính…. Đây là thành quả của sự đồng lòng, của tâm huyết, chung một chí hướng, chung một hành động của thầy và trò Nhà trường. Thông qua hoạt động này, các tình nguyện viên không chỉ góp nguồn máu để cứu chữa người bệnh mà còn hiểu đúng hơn về ý nghĩa to lớn của việc hiến máu tình nguyện. Với tâm huyết và những nỗ lực không ngừng trong suốt thời gian qua, hoạt động hiến máu tình nguyện không chỉ là một phong trào mà đã trở thành nét văn hóa của thầy và trò các trường Đại học, Cao đẳng . Thông qua hoạt động này, các tình nguyện viên không chỉ góp nguồn máu để cứu chữa người bệnh mà còn hiểu đúng hơn về ý nghĩa to lớn của việc hiến máu tình nguyện.