Dựa vào những đề thi của môn Ngoại ngữ của các năm trước và đề thi thử của năm nay của Bộ GD&ĐT. Các giáo viên chuyên ngành Ngoại ngữ đã tổng kết được những lưu ý khi làm bài thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia cho các em sắp bước vào kỳ thi chính thức năm nay.
Mục Lục
Kiến thức ra đề thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia- kiến thức năm lớp 12
Theo nhiều đánh giá của các giáo viên trường Chuyên Lê Hồng Phong, trường chuyên Lam sơn,… cho rằng kiến thức ra đề sẽ nằm trong chương trình kiến thức năm lớp 12. Vì vậy các em đã có thể giới hạn được phần ôn tập. Các loại đề về ngữ pháp có số điểm cao hơn vì vậy các em cần ôn kỹ phần này. Ngoài ra các em cũng cần luyện tập để có vốn từ phong phú hơn và cách sử dụng ngữ pháp- cấu trúc câu sao cho hợp lý.
Trong quá trình làm bài nên làm từ câu dễ đến câu khó
Môn Ngoại ngữ thường được Bộ ra đề dưới dạng câu trắc nghiệm. Vì vậy các em hãy phân bổ thời gian làm bài hợp lý cho từng phần thi… bắt đầu làm từ các câu dễ trước rồi với đến câu khó. Như vậy các em sẽ chắc chắn được độ chính xác của những câu dễ một cách dễ dàng hơn. Những câu khó các em hãy để dành làm cuối cùng khi mà các em chưa chắc chắn- hãy ghi ra nháp phương án loại trừ, có vậy độ chính xác sẽ cao hơn.
Chú ý những dạng đề đảo ngữ trong câu trong mệnh đề
Trong một bài thi trắc nghiệm chắc chắn sẽ có những câu hỏi mẹo, không thể dựa vào ý nghĩa tiếng Việt để chọn đáp án đúng, mà các em cần chọn đáp án đúng với cấu trúc.
Làm thử đề thi của các trường Đại học lớn
Làm thử đề thi hay còn gọi là luyện đề của các trường như trường ĐH Ngoại ngữ, học viện Ngoại Giao,… Các em sẽ có thể làm quen hơn với phương pháp ra đề của Bộ. Mỗi một đề thi sẽ có những cách ra đề khác nhau và cách làm bài khác nhau. Các em cần chú ý với những câu hỏi chọn ” dối” để đánh lừa thí sinh. Bước cuối cùng là sau mỗi lần làm thử đề thi các em hãy làm lại một lần nữa và tự kiểm tra lại. Với cách thức ôn tập này các em vừa có thể rèn luyện được cho mình cách phân bổ thời gian làm bài trong kỳ thi, nhớ kiến thức bền vững hơn và các em còn có thể phát hiện ra những dạng đề “dối”.
Lưu ý từng phần
Trong quá trình làm bài thi, các em không nên bỏ qua điểm số của từng phần thi để có kế hoạch đầu tư thời gian sao cho hợp lý. Ở phần đề thi dấu nhấn từ, sẽ có 1 câu hỏi dễ và 1 câu hỏi khó. Theo một số giáo viên, nhiều năm trở lại đây, dấu nhấn từ luôn là câu có 3 âm tiết trở lên. Phần đồng nghĩa, trái nghĩa, các em học sinh có vốn từ rộng thì sẽ có khả năng đạt được 80% số điểm của phần thi đó. Trái lại với những em học sinh gặp nhiều từ mới thì nên dựa vào ngữ cảnh của câu để loại trừ đáp án sai.
về phần thi ngữ pháp, rải đều các câu thuộc dạng chia thì, câu so sánh, câu điều kiện, từ nối, … nên các em cần chú ý hơn trong quá trình ôn tập. Phần thi hỏi đáp, các em cần chú ý đến yếu tố văn hóa. Không nên chọn đáp án là các câu thiếu tế nhị, vì thiên những câu hỏi về văn hóa thì thường sẽ đòi hỏi có sự tôn trọng lẫn nhau.
Phần đọc- hiểu, sẽ có 1 bài đọc dễ (gồm có 7 câu), 1 bài đọc khó ( gồm có 8 câu), các em không nên đọc kỹ từ đầu đến cuối để tiết kiệm thời gian. Thông thường, trật tự của các câu hỏi sẽ luôn theo thứ tự của đoạn văn vì thế học sinh nên đọc chủ đề của mỗi đoạn văn trước tiên, sau đó nhớ lưu ý các từ khóa của câu hỏi. Những câu hỏi chung chung như ý chính, thái độ của tác giả này là gì, khách quan hay mỉa mai… thì các em nên làm cuối cùng.
Tham khảo thêm thông tin hữu ích về kỳ tuyển sinh sắp tới tại đây!