Cà gai leo hiện nay được sử dụng phổ biến hàng ngày vì các công dụng tuyệt vời của nó. Vậy tác dụng phụ của cà gai leo như thế nào, có độc hại không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục Lục
Tác dụng phụ của cà gai leo là gì?
Cà gai leo có nhiều tên gọi khác nhau như cà vạnh, cà quánh, gai cườm, cà lù, cà Hải Nam…Tên khoa học Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance thuộc họ Cà (Solanaceae)
Cà gai leo là cây thảo dược mọc ở khắp nơi trên nước ta, từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi. Hiện nay, cà gai leo được trồng ở nhiều nơi như Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa…
Xem thêm: Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?
Cà gai leo là cây thân leo, sống nhiều năm, phân nhiều cành, nhiều nhánh có thể dài tới 6m hoặc hơn. Thân nhẵn hóa gỗ, trên cành phủ lông hình sao, có nhiều gai cong màu vàng. Lá cây mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục, mặt trên của lá có chứa gai, mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa mọc thành xim ở nách lá, có màu trắng hoặc tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đỏ đẹp mắt. Hạt dẹt, màu vàng.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và dây. Cà gai leo được thu hái quanh năm, sau đó đem rửa sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi hoặc sấy khô. Trong rễ và dây của cà gai leo có chứa hoạt chất alcaloid (solasodinon, solasodin), còn phần rễ có chứa nhiều flavonoid và tinh bột .
Tác dụng phụ của cà gai leo
Cà gai leo vốn là cây thuốc nam quý, đã được nhiều nguồn tài liệu y học cổ truyền và các nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng chữa trị các bệnh về gan. Nhờ nhiều đặc tính quý mà Cà gai leo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm gan, ngăn ngừa xơ gan, giải độc gan, hạ men gan hiệu quả…
Từ các bài thuốc dân gian hiệu nghiệm, các nhà khoa học dược đã phân tích thành phần hóa học, tác dụng dược lý của nó. Cà gai leo chứa rất nhiều hoạt chất glycoalkaloid là dược liệu ưu việt nhất hiện nay có tác dụng chống viêm gan, nhất là viêm gan virus B, ức chế sự phát triển của xơ gan.
Cùng với các nghiên cứu về tác dụng dược lý thì có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về độc tính cấp và bán trường diễn của Cà gai leo và đều khẳng định nếu ở dạng chiết xuất toàn phần (dạng cao) thì cà gai leo không có độc, không có tác dụng phụ.
Như vậy, với câu hỏi Cà gai leo có tác dụng phụ không, theo các chuyên gia dược học, nếu sử dụng Cà gai leo ở dạng dịch chiết thì rất an toàn cho người sử dụng, còn với việc sử dụng ở dạng thô, đun sắc nước uống thì cần phải tuân thủ liều lượng hợp lý (khoảng 20-30g mỗi ngày) cũng như thời gian sử dụng phù hợp với bệnh lý thì mới đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng cà gai leo
Để sử dụng cà gai leo mang lại hiệu quả tốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên sử dụng dược liệu với lượng vừa đủ và phù hợp với việc điều trị bệnh
- Không sử dụng cà gai leo với trẻ dưới 6 tuổi vì khi này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan chưa hoàn thiện để thực hiện đầy đủ chức năng của nó
- Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ mang thai, không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
- Phụ nữ cho con bú không nên dùng cà gai leo vì có thể gây ảnh hưởng tới tuyến sữa, ảnh hưởng tới dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ
- Sử dụng dược liệu cà gai leo phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng
Xem thêm: Quả cà gai leo có ăn được không?
Các bài thuốc từ cây cà gai leo
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: 1 thang thuốc gồm cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Khi uống sao vàng tất cả, rồi sắc uống hàng ngày, mổi ngày 1 thang.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Sao vàng 1 thang thuốc gồm cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa chứng ho gà, suyễn: Sắc uống gồm cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Ngày 1 thang chia 3 lần.
Điều trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
Giải rượu: Sắc 100g cà gai leo khô với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc hãm 50g cà gai leo khô với nước sôi rồi cho người say rượu uống thay nước dùng đến khi tỉnh rượu.
Chữa ho do viêm họng: Cà gai leo 15g (Rễ hoặc thân, lá), lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g cà gai leo (Rễ hoặc thân lá), sắc với 1 lít nước thu được 300ml, chia uống 3 lần trong ngày (mổi lần 100ml).
Bài viết trên đây đã chia sẻ về công dụng và tác dụng phụ của cà gai leo, Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc!