Trung Quốc được xem là cái nôi văn minh của châu Á, là đất nước có chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Vậy Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đôi nét về đất nước Trung Quốc
Trung Quốc có nghĩa là “quốc gia trung tâm” hay “vương quốc trung tâm”. Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm “thiên hạ”, có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh.
Tên gọi Trung Quốc đã không sử dụng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, tên gọi này được sử dụng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây.
Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của “Trung Quốc mới”. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Nga và Canada. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, dân số hơn 1 tỷ người.
Về mặt địa hình, Trung Quốc có địa hình tương đối đa dạng với sa mạc, cao nguyên, núi non, và các đồng bằng màu mỡ … Do lãnh thổ trải rộng nên Trung Quốc có phong cảnh tương đối đa dạng, phía tây có nhiều cao nguyên và núi non, trong khi phía đông đất đai bằng phẳng và thấp hơn. Vì thế, hầu hết các con sông chính đều chảy từ tây sang đông, trong đó có Dương Tử, Hoàng Hà và Hắc Long Giang cũng như chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, Mê Kông, và Brahmaputra và tất cả các sông này đều đổ ra Thái Bình Dương, trừ Brahmaputra đổ ra Ấn Độ Dương.
Hầu hết các vùng đất trồng trọt được đều nằm dọc theo hai con sông chính là Dương Tử và Hoàng Hà. Đây cũng là trung tâm phát sinh các nền văn minh cổ đại rực rỡ của Trung Quốc
Trung Quốc cũng được biết đến như một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại. Đặc biệt, trong những năm gần đây, quốc gia này có nền kinh tế phát triển khá mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhất là sau cuộc cải cách mở cửa, thị trường không ngừng được mở rộng, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, cải cách thể chế tiền tệ tiến triển vững chắc, những điều này đã đảm bảo vững chắc cho nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển.
Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc?
Trung Quốc một quốc gia có nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Hán có số nhân khẩu đông nhất, hiện nay còn có 55 dân tộc. Nhân khẩu của các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 6% tổng số nhân khẩu toàn quốc, tức là khoảng 60 triệu người.
Số lượng nhân khẩu của các dân tộc thiểu số hơn kém nhau rất nhiều. Các dân tộc có nhân khẩu trên 1 triệu là Mông Cổ, Hồi, Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Miêu, Di, Choang, Bố Y, Triều Tiên, Mãn, Đồng, Giao, Bạch, tất cả 13 dân tộc, trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Choang có nhân khẩu nhiều nhất khoảng 13 triệu.
Người Hán là dân tộc lớn nhất Trung Quốc, 91,59% được phân loại là dân tộc Hán. Bên cạnh người Hán, 55 dân tộc khác được chính quyền công nhận là dân tộc, tập trung chủ yếu tại khu vực tây bắc, bắc, đông bắc, nam và tây nam nhưng cũng có một số sinh sống trên khắp đất nước.
Trong lịch sử Trung Quốc, rất nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một cách đáng kể. Chính vì vậy, trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn.
Các dân tộc thiểu số của Trung Quốc được phân chia theo số lượng nhân khẩu như sau:
+15 dân tộc có nhân khẩu từ 10 vạn đến 1 triệu là Thổ Gia, Cadắc, Ha Ni, Thái, Lê, Lisu, Va, Xa, Cao Sơn, Lahu, Thủy, Đông Hương, Nạp Tây, Thổ, Lôba.
+18 dân tộc có nhân khẩu từ 1 vạn tới 10 vạn là: Cancát, Cảnh Phả, Tahua, Mô Lao, Khương, Burăng, Sanra, Mao Nan, Cơlao, Siba, A Xương, Vu Mi, Tátgích, Nộ, Ơuônkhơ, Băng Long, Môna, Chi Nô.
+ Các dân tộc có nhân khẩu dưới một vạn là: Udơbếch, Bảo An, Uycu, Kinh, Tácta, Độc Long, Ơluânxuân, Hôchê, Nga, tất cả 9 dân tộc. Trong số đó các dân tộc Hôchê và Nga không có tới một ngàn người.
Bên cạnh đó, ở Vân Nam và Tây Tạng vẫn còn có người Xoá Mãn và người Đăng. Cho đến nay vẫn còn chưa xác minh được thành phần dân tộc.
Tất cả 55 dân tộc thiểu số đều là thành viên trong đại gia đình dân tộc Trung Hoa, cùng sử dụng sức lao động cần cù, tinh thần dũng cảm và trí tuệ của mình, phát triển nền kinh tế của Tổ quốc, tạo nên nền văn hóa lịch sử chung của Trung Hoa.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đế thông tin hữu ích, giúp bạn trả lời câu hỏi Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc cũng như hiểu rõ hơn về đất nước Trung Quốc.
Thùy Vân- Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp