Sức Khỏe

Tổng hợp các tư thế ngồi của bà bầu tốt và không tốt cho thai nhi

Cân nặng tăng lên không ngừng cộng thêm với việc nhức mỏi lưng khiến các bà bầu gặp khó khăn trong việc chọn lựa được tư thế ngồi thoải mái, dễ chịu. Không chỉ vậy, việc ngồi sai tư thế có thể ảnh hưởng đến dây rốn, vị trí nằm và sức khỏe thai nhi. Vậy đâu là tư thế ngồi của bà bầu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mục Lục

1. Tư thế ngồi của bà bầu tốt cho thai nhi

Tư thế ngồi của bà bầu đúng nhất là giữ thẳng cổ, người hơi ngả về phía trước để tránh bị đau chân, thả lỏng phần vau, chân với mặt đất tạo thành một góc 90 độ, phần mông chạm lưng ghế. Lưu ý, khi muốn đứng lên bạn nên di chuyển từ từ tránh trường hợp đứng lên quá nhanh gây ra choáng váng.

Tổng hợp các tư thế ngồi của bà bầu tốt cho thai nhiTổng hợp các tư thế ngồi của bà bầu tốt cho thai nhi

*** Xem thêm ngay: Các tư thế nằm của bà bầu tốt cho thai nhi trong suốt giai đoạn thai kỳ

Khi ngồi, khớp đầu gối khép lại để cẳng chân và đùi vuông góc với nhau còn đùi thì song song với mặt đất, hai chân không nên khép lại với nhau mà để mở rộng sao cho thoải mái nhất. Nếu ở giai đoạn sau thai kỳ khi ngồi xuống lên dùng một tay đỡ bụng bầu rồi từ từ ngồi xuống trước tiên đặt mông xuống phần ngoài rồi mới đẩy mông vào phía trong của ghế.

Phải ngồi vào sâu trong ghế, lưng tựa thẳng vào phần lưng ghế. Không nên ngồi ở mép ngoài ghế vì nếu trong trường hợp ghế không ổn định sẽ tăng nguy cơ bị trượt ngã rất nguy hiểm. Ngồi tư thế ngồi của bà bầu này giúp các mẹ bầu giảm bớt tình trạng đau lưng, đau nhức trong khoảng thời gian cuối thai kỳ. Các bạn cũng có thể đặt một chiếc gối ở phần sau lưng để thấy thoải mái hơn.

Sau khoảng gần 1 tiếng ngồi ghế, các mẹ bầu nên thường xuyên đứng lên đi lại để giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể dễ dàng hơn hạn chế triệu chứng đau nhức lưng và bệnh táo bón khi mang thai.

Lưu ý khi chọn ghế ngồi, bà bầu nên chọn loại ghế cao tầm 40cm để chân bà bà bầu có thể chạm xuống sàn nhà. Không nên chọn ghế quá cao, chân không thể chạm tới đất vì sẽ khiến bà bầu mất thăng bằng dễ bị ngã.

2. Tư thế ngồi của bà bầu nên tránh

Bắt chéo chân khi ngồi

Đây là động tác thường gặp của các mẹ bầu công sở. Động tác bắt chéo chân này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xương chậu, xương cổ, phần hông xoắn lại và khi bắt chéo chân khi ngồi sẽ làm máu dồn về chân nhiều hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây phù nề và tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Tổng hợp các tư thế ngồi của bà bầu không tốt cho thai nhiTổng hợp các tư thế ngồi của bà bầu không tốt cho thai nhi

*** Xem thêm ngay: Top những loại thực phẩm giúp bổ sung canxi mà bà bầu nên ăn hàng ngày

Không tựa lưng khi ngồi

Khi mang thai, bà bầu thường xuất hiện tình trạng đau lưng nếu kết hợp với tư thế ngồi không tựa thì làm chứng đau lưng ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi đi chơi, đi làm cả khi ở nhà, các mẹ bầu nên chủ động tránh ngồi các loại ghế không có tựa lưng hay ghế đẩu.

Ngồi xổm

Khi thai nhi ngày càng lớn bụng bầu càng to, xương cột sống và bụng dưới của mẹ bầu đã phải chịu một áp lực rất lớn. Nếu kết hợp thêm với tư thế ngồi xổm sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra, các mạch máu khó lưu thông gây ra triệu chứng giãn tĩnh mạch, phù nề nặng. Tư thế ngồi của bà bầu này cũng gây sức ép lớn lên bàng quang, khiến bà bầu rất khó chịu. Hơn thế, nếu khi ngồi bà bầu mất trọng tâm có thể bị ngã ngửa rất nguy hiểm.

Ngồi khoanh chân

Tư thế ngồi này cũng dễ khiến cho máu ở phần chân khó lưu thông ảnh hưởng xấu đến dây thần đùi khiến cho phù nề chân càng trầm trọng và không tốt cho thai nhi trong bụng.

Nửa ngồi nửa nằm

Đây là tư thế được nhiều người cho là thoải mái nhất cho người mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo, khi mang thai người phụ nữ không nên sử dụng tư thế này. Vì tư thế ngồi này sẽ gây áp lực lớn lên cột sống của bà bầu. Sẽ khiến tình trạng đau nhức lưng nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những tư thế ngồi của bà bầu tốt và không tốt cho thai nhi. Mong giúp những bà bầu tìm được tư thế ngồi đúng cách.