Bạn đã từng trải qua sinh viên, bạn cũng đã từng nghe câu ” nước đến chân mới nhày” . Đó cũng là câu chuyện mà hôm nay chúng tôi muốn nói đến. Hiện nay, hầu hết các em sinh viên đến kì kiểm tra đều có xu hướng ” nước đến chân mới nhảy”, chính vì thế mà thành tích học tập kém rất nhiều. Đó cũng là tình trạng chung của sinh viên các trường đại học Việt Nam đến nay. Chúng ta cũng đi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Có ai đã từng trải qua đời sống thời sinh viên chưa? Trốn học, đi làm, đi chơi thậm chí nhiều em còn bị thi lại, học lại. Đối với các anh chị từng đi qua thời sinh viên học đại học , đều chia sẻ rằng cuộc đời sinh viên không thể thiếu tình bạn, không thể thiếu tình yêu, phải có một lần thi lại, một lần học lại, phải trải qua sự nghèo khó mới cảm nhận được hết đời sinh viên. Hãy cứ chơi đi sau này ra trường sẽ không có thời gian đi chơi, đi đây đi đó. Thế nên hãy tận hưởng cuộc sống tự do khi là sinh viên. Chính những điều đó, mà các em sinh viên ở thế hệ sau cũng học hỏi các anh chị ở thế hệ trước; lười học, ham chơi, bỏ học,…đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các em cần rũ bỏ tư tưởng đó, dù sinh viên chúng ta nên đi chơi nhưng cần có giới hạn, đừng tự buông thả bản thân mà ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Sinh viên luôn có cuộc sống tự do tự tại, bình thản trước mọi cuộc thi nhất là các kì thi học kì. Bình thường sân trường ,thư việc lác đác vài bóng người, thế nhưng khi kì thi đến chân các em sinh viên mới đổ xô lên sân trường, lên thư viện ngồi học bài. Cứ ” nước đến chân’ mới chịu nhảy, mới chịu học bài, khi đó quá muộn. ở kiến thức đại học đâu có bé nhất là các môn lý luận. Đòi hỏi các em phải hiểu bài phải tập trung nghe giảng mới có thể mới hiểu và nhớ lâu. Do các anh chị đi trước truyền tai nhau rằng mấy môn chính trị, tư tưởng khó lắm. Vì vậy. các em sinh viên khóa sau cũng tự mặc định rằng, những môn học đó quá khó, việc không thi qua hay học lại là đương nhiên.Vì vậy mà có rất nhiều, rất nhiều sinh viên thi và học lại các môn chính trị.
Không chỉ môn chính trị mà hầu hết các môn học khác các em đều dễ bị trượt và học lại. Do tình trạng học khi thời gian thi đến gần, cứ nước đến chân mới chịu nhảy, do đó khi làm bài nhiều em không nhớ để làm bài. Bạn Mai Anh ( cựu sinh viên khoa báo chí, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền ) chia sẻ rằng:” Mình thấy mọi người cứ kêu than rằng ; Học mấy môn chính trị, tư tưởng, hay triết học rất khó, mấy môn học này nhàm chán đến nỗi đến lớp học chỉ muốn nằm ngủ, hay ngồi làm việc riêng khác. Thậm chí đến kì kiểm tra còn học tủ 1 vài câu mà thôi. Thế nhưng, thực tế mình thấy mấy môn học này đâu có khó như người ta nói. Chỉ cần tập trung nghe thầy cô giảng, nghe thầy cô phân tích là có thể hiểu và học tốt. Khi đến kiểm tra mình thấy học thuộc khá nhanh ý chứ. Chắc do quá trình học mình hiểu bài nên khi học bài kiểm tra mình nhớ bài tốt hơn. Mình thấy các bạn đừng tạo tư tưởng học khó cho bản thân, hay quan trọng hóa vấn đề mà hãy biến nó thành vấn đề đơn giản mà bản thân dễ dàng đạt được. Cũng đừng học theo dạng ‘ nước đến chân mới nhảy” sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.”
Vì vậy chúng tôi mới nói ” nước đến chân mới nhảy ” là tình trạng chung của các sinh viên hiện nay. Chơi nhiều hơn học, bình thường các em sẽ viện mọi lý do để có thể chơi, viện mọi lý do để không học bài. Cho đến khi kì thi đến, chỉ còn một 2 ngày các em mới chịu nhấc chân lên học. Thời gian học ít nhanh quên, không có thời gian để bổ sung kiến thức. Làm cho kết quả thi, kết quả học tập thấp, thậm chí có nhiều em sinh viên phải thi lại và học lại vừa tốn thời gian vừa tốn tiền học lại.
Qua đây chúng tôi muốn nhắn nhủ với các em sinh viên rằng: Dù cuộc sống sinh viên các em có thể chơi, nhưng đừng để thời gian chơi nhiều hơn học, cũng đừng để ” nước đến chân rồi mới nhảy’, lúc đó sẽ không còn kịp nữa. Hãy thay đổi cách suy nghĩ, cũng như cách học để bản thân tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ, ý kiến của chúng tôi về vấn đề: ” Nước đến chân mới nhảy”- Tình trạng chung của sinh viên. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.