Lá cà gai leo được phơi khô làm thuốc
Cây thuốc quý

Lá cà gai leo có công dụng gì và cách dùng như thế nào?

Cà gai leo mọc phổ biến, rộng rãi tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Các bộ phận trên cây này có thể dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về lá cà gai leo có những công dụng gì? Cách dùng như thế nào? sẽ rất hữu ích với bạn đọc.

Mục Lục

1. Thành phần của lá cà gai leo như thế nào?

Cây cà gai leo thuộc loại thân leo, chia nhiều cành với độ dài trung bình từ 60 – 100 cm. Cây cà gai leo thường cho ra lá màu xanh, mọc so le và có hình trứng thuôn dài. Những chiếc ra dưới gốc có hình lưỡi rìu, hơi tròn còn mặt dưới là hình sao, trên bề mặt có lớp lông ngắn mềm màu trắng và có gai.

Lá cà gai leo là dược liệu chữa bệnh rất hiệu quả
Lá cà gai leo là dược liệu chữa bệnh rất hiệu quả

Lá cà gai leo thường được dùng trong các loại thuốc nam, có tính ấm, vị the với tác dụng giải độc gan cực kỳ tốt. Trong Y học cổ truyền, lá cà gai leo là một vị thuốc quý, có tác dụng ổn định tế bào gan, và tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Không chỉ vậy, Y học hiện đại cũng đã công nhận về thành phần dược chất của cà gai leo rất quý cho gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cực kỳ hiệu quả bởi có chứa những hoạt chất kháng virus viêm gan B cực mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy, sau 6-8 tháng sử dụng nước sắc lá cà gai leo sẽ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm: Cà gai leo có tác dụng gì và cách dùng chuẩn

Phân biệt cà gai leo chữa bệnh hiệu quả hiện nay:

  • Dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo: Trong đó có cà gai leo hoa tím và hoa trắng. Hai loại này thì Lương y thường dùng lá cà gai leo hoa trắng để làm sơ chế trong ngành công nghiệp dược phẩm làm thuốc. Còn với loại cây hoa tím thường được trồng nhiều để làm hàng rào hơn.
  • Dựa theo vùng miền: Cà gai leo có hai loại là cà gai leo miền Trung với miền Bắc. Với đặc điểm địa hình, khí hậu sẽ cho ra những giống cây khác nhau. Tại miền trung thì cây cà gai leo cằn cỗi, thân màu nâu cứng cáp, lá có xu hướng ngả sang màu trắng hơi vàng. Trong khi cây cà gai leo mọc tại miền Nam và Bắc thường có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ chăm sóc.
  • Dựa theo đặc điểm tính chất: Phân loại cà gai leo khô và cà gai leo tươi.

Cây cà gai leo được xem là dược liệu quý, do có chứa các thành phần hóa học quan trọng gồm: Acid amin, flavonoid, saponin, sterol, alkaloid,… Không chỉ vậy, tại phần lá cà gai leo còn chứa nhiều dược tính tốt cho sức khỏe hơn nhiều như: glycoalkaloid, Solamnia A, Solamnia B, cholesterol, dihydro lanosterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on,… Đó là lý do mà lá cà gai leo dùng phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay.

2. Công dụng và cách dùng lá cà gai leo

Lá cây cà gai leo là một trong các bộ phận được dùng phổ biến chữa bệnh. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, người ta thường thu hoạch quanh năm các bộ phận cây. Sau khi sửa sạch sẽ phơi khô, thái nhỏ và sắc thành nước uống. Ngoài ra có thể dùng khi tươi để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá cà gai leo được phơi khô làm thuốc
Lá cà gai leo được phơi khô làm thuốc

Với những thành phần hóa học chính trong lá cà gai leo gồm tinh bột, alcaloid, flavonoid, alcaloid nên có tác dụng điều trị sâu răng, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho gà, dị ứng, cảm cúm. Trong lá cà gai leo được nghiên cứu và chứng minh tác dụng điều trị viêm, xơ gan do virus, hỗ trợ điều trị ung thư, mỗi ngày nên dùng 16 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

 >>> Xem thêm: Giải đáp: Quả cà gai leo có ăn được không?

Nhiều nghiên cứu về công dụng lá cà gai leo rất tốt trong việc làm thuốc chữa bệnh gan, nhất là viêm gan B mạn tính. Hướng điều trị bệnh bằng thuốc tây khá tốn kém mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, cà gai leo có tác dụng làm giảm triệu chứng lâm sàng đau tức hạ sườn, mệt mỏi, da niêm mạc vàng và nước tiểu vàng… Sử dụng cà gai leo sẽ ít gây ra tác dụng phục ngoài ý muốn mà vẫn đảm bảo tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan đồng thời hỗ trợ trị ung thư gan.

Trong lá cà gai leo có chứa dược chất glycoalcaloid với công dụng chính là làm chậm sự phát triển xơ, mức độ xơ ở giai đoạn sớm với hiệu quả rõ rệt. Do vậy thay vì dùng các loại thuốc Tây thì người bệnh có thể dùng cà gai leo sơ chế thành thuốc uống hàng ngày hiệu quả.

Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo mang đến công dụng chống oxy hóa hiệu quả. Với tác dụng chống viêm, giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, từ đó bảo vệ gan rất tốt. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được điều đó, do vậy mà người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Một số nghiên cứu khác trong dịch chiết cà gai leo chứng minh được tác dụng ức chế những dòng tế bào ung thư do virus như ung thư cổ tử cung và ưng thư gan. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy lá cà gai leo mang lại tác dụng chữa bệnh gan rất hiệu quả. Cà gai leo có tác dụng kích thích quá trình tái sinh tế bào gan, hạ men gan và chống viêm rất tốt.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu thông tin về lá cà gai leo có công dụng gì? Và những thông tin liên quan về dược liệu này hi vọng sẽ có ích cho sức khỏe của người bệnh. Chúc bạn sức khỏe!