nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham
Sức Khỏe

Những điều cần biết khi bị ngộ độc thực phẩm .

Rất nhiều trường hợp tử vong vì ngộ độc thực phẩm nhưng không cấp cứu kịp thời. Ngộ độc thực phẩm cũng là tình trạng thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Vậy ngộ độc thực phẩm là gì ? “ Những điều cần biết khi bị ngộ độc thực phẩm”.Hãy cùng Thuốc quý hiệu nghiệm dễ tìm trong dân gian chúng tôi đi tìm hiểu.

nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham

Mục Lục

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra phổ biến ở Việt Nam. Ngộ độc thực phẩm có cách gọi khác là ngộ độc thức ăn – là tình trạng xảy ra sau khi ăn, uống phải các đồ ăn, đồ uống bị nhiễm độc, có chứa vi khuẩn độc hại. Hay những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, bị biến chất, dùng các chất bảo quản quá mức cho phép…. Bệnh này là bệnh thường xuyên mắc phải nếu ăn phải nguồn thực phẩm không rõ xuất xứ, nó gây nguy hại khá nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộc độc thực phẩm phát sinh chủ yếu trong quá trình ăn uống của con người. Khi nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc chất hóa học và các yếu tố gây hại khác. Các vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm  thường là các vi khuẩn ẩn chứa trong đồ uống, thức ăn hàng ngày ví dụ như Salmonella, Campylobacter jeiuni, Shigella, hepatitis A…

nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-ngo-doc-thuc-pham

Cũng có thể vi khuẩn ký sinh trùng xuất hiện trên động vật và lây nhiễm sang người như Nematoda, Prorozo, Platyhelminthes.
Và một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngộ độc thức ăn mà ai cũng biết là do các chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất có trong thực phẩm như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất bảo quản thức ăn…vv

2.1 Những triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng rõ rệt nhất khi mắc phải ngộ độc thực phẩm là đau bụng quằn quại và đi ngoài, thậm chí là sốt cao và  buồn nôn. Các triệu chứng về đường tiêu hóa này có nguyên nhân chủ yếu là vi sinh vật ( vi khuẩn, vius) tiết ra. Người bệnh có thể mắc phải triệu chứng phức tạp hơn khi không chỉ mắc ở đường tiêu hóa mà có thể lan sang các cơ quan khác ở hệ thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh. Nguyên nhân là do người bệnh đã ăn phải các thức ăn có nhiễm hóa chất bên ngoài. Ngoài ra nếu để lâu, ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như đi ngoài ra máu , mất nước, khô môi, trụy tim ( tụt huyết áp, khó thở, tim đập nhanh )  và sốc nhiễm khuẩn.

nhung-trieu-chung-thuong-gap-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham

Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể thây rằng bệnh phát tác rất nhanh. Chỉ sau 1-2 phút, hoặc vài giờ đồng hồ là đã có thể triệu chứng của ngộ độc thực phẩm xuất hiện. Đối với những ai có sức đề kháng tốt có thể 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn thức ăn nhiễm khuẩn mới phát tác. Tình trạng trên sẽ không nguy hiểm nếu được cấp cứu, chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để lâu vi khuẩn ngấm vào máu có thể dẫn đến tử vong.

2.2 Những đối tượng dễ mắc phải ngộ độc thực phẩm

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: cần thật sự cẩn trọng trong việc chăm sóc, là lựa chọn thưc phẩm cho các bé là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì ở trong gia đoạn này khi các bé vẫn còn rất nhỏ, chưa có hệ miễn dịch, hoặc có nhưng chưa hoàn thiện sẽ rất dễ mắc phải ngộ độc thực phẩm.
  • Người già: Người già thường có sức đề kháng yếu, hệ  miễn dịch bị mài mòn theo thời gian, đó là điểm yếu cho vi khuẩn tấn công.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: không có khả năng chống chọi lại vi khuẩn, sức đề kháng yếu là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn ngộ độc thức ăn hoành hành.
  • Phụ nữ mang thai: với phụ nữ mang thai hệ tuần hoàn và chuyên hóa luôn thay đổi, một trong những nguy cơ cao dễ mắc phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm: Mẹ Bầu Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh?

3. Sau khi bị ngộc độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào ?

3.1 Những thực phẩm nên ăn sau ngộ độc thực phẩm

sau-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham-nen-an-uong-nhu-the-nao
  • Bù nước và chất lỏng: Việc cơ thể bị sốt, tình trạng nôn và tiêu chảy không chỉ khiến cơ thể người bệnh trở nên suy kiệt mà còn làm thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể và các chất điện giải quan trọng khác. Vì vậy sau khi bị ngộ độc thực phẩm để cơ thể có thể phục hồi nhanh nhất bệnh nhân cần bù đủ nước và các chất điện giải bằng cách tăng cường uống nước, nước trái cây, oresol.
  • Ăn trái cây: Trong quá trình nhiễm bệnh, người bệnh đã tiêu hao rất nhiều năng lượng và thiếu hụt đường. Ăn trái cây là cách chúng ta lấy lại lượng đường tự nhiên để bổ sung cho cơ thể.
  • Bánh mỳ nướng, cơm, cháo trắng: những thực phẩm không mấy dễ ăn sau khi mắc phải tình trạng ngộ độc. Nhưng nó rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
  • Nước gừng:  một cốc nước gừng  ấm được pha với với vài giọt nước gừng nguyên chất với 1 thìa mật ong sẽ làm người bệnh cảm thấy khoan khoái hơn rất nhiều.
  • Chanh: loại quả có tính kháng khuẩn cao, có thể chống viêm và chống lại virus. Một cốc nước chanh ấm sau ngộ độc sẽ có tác dụng lớn trong việc khôi phục sức khỏe cho bệnh nhân.

3.2 Những thực phẩm không nên ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Để tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không bị tồi tệ đi thì chúng ta nên tránh các thực phẩm như sữa, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ chứa nhiều chất béo đặc biệt là cà phê và rượu. Những thành phần có trong các thực phẩm trên có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của bệnh nhân khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là Những điều cần biết khi bị ngộ độc thực phẩm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức bổ ích để có một  sức khỏe tốt hơn!