Gọi là “cây sâm của người nghèo” không thích hợp cho lắm khi mà những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người ngay cả một số loại nhân sâm cũng không thể so sánh được.
Mục Lục
Cây đinh lăng là cây gì?
Trong dân gian cây đinh lăng thường có tên gọi khác là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá.
Tên khoa học của cây đinh lăng là Polyscias fruticosa, thuộc chi đinh lăng, một chi trong thực vật có hoa thuôc họ cuồng, hiện Việt Nam đã phát hiện 4 loại thuộc chi đinh lăng.
Hoa đinh lăng
>>>Xem thêm: Cách làm gối đinh lăng cho cho bé tại nhà đơn giản chữa mồ hôi trộn
Đinh lăng là cây thân gỗ, nhỏ, không có gai, chiều cao khi trưởng thành đạt tử 0,8 – 1,5m. Lá có dạng lông chim chiều dài 10 – 20cm. Phiến lá có răng cưa và lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7 – 18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3 – 4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.
Thành phần hóa học của cây đinh lăng
Theo những tài liệu nghiên cứu của viện Quân y, cây đinh lăng có chưa các chất như: saponin, lavonoid, tanin, alcoloid, glucozit, vitamin B bên cạnh đó còn có các axit amin không thể thay thế được như: lyzin, xystei và methionin.
Dược tính của đinh đăng
Trong kết quả báo cáo về nghiên cứu tác dụng dược lý của đinh lăng năm 1961 tại Viện Y học Quân sự Việt Nam, các bác sĩ đã kết luận nước sắc sẽ của cây đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể tương tự với nhân sâm và tam thất. Tuy nhiên tác dụng nhanh hết và thường tích lũy.
Một thí nghiệm khác cho thấy nước rễ đinh lăng 0,2% – 1% có khả năng gây co mạch tai thỏ cô lập khi tiến hành theo phương pháp Kravkov. Với liều 2ml/100g thể trọng dung dịch dinh lăng 100% có tác dụng làm tăng 5 lần sự tiết nhiệu của cơ thể.
Tác dụng dược lý của đinh lăng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người
>>>Xem thêm: Cách ngâm rượu củ đinh lăng uống hàng ngày tăng cường sức khỏe
Kết quả giải phẫu chuột bạch chết vì liều độc của đinh lăng cho thấy độc tính của đinh lăng so với nhân sâm còn ít hơn. Các cơ quan bị thương tổn nặng nhất theo thứ tự là gan, thận, tim, não sau cùng dẫn đến cái chết.
Các cuộc thực nghiệm trên người cho thấy bột rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức chịu đựng của bộ đội và các vận động viên thể thao trong các bài tập luyện thể lực.
Những tác dụng của cây đinh lăng
Công dụng ngăn chặn sưng viêm của lá đinh lăng
Với những vết thương sưng tấy, chỉ cần lấy một ít lá đinh lăng, rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên vết thương sẽ giúp ngăn chặn sưng tấy và kháng viêm. Cách này còn giúp cầm máu đối với các vết thương hở, chảy máu.
Chữa suy nhược thần kinh bằng rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng khơi phô dùng để sắc uống sẽ có tác dụng chữa các chứng mệt mỏi, biếng ăn, giúp tinh thần trở nên thoải mái và bồi bổ cơ thể.
Lá đinh lăng có tác dụng tăng khả năng tiết sữa
Dùng lá đinh lăng như một loại rau nấu canh hoặc ăn sống hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe sau sinh đối với sản phụ. Ngoài ra sắc nước rễ đinh lăng và gừng tươi còn có tác dụng tăng cường tiết sữa và thông tuyến sữa.
Gốc đinh lăng lâu năm được nhiều người săn lùng đề ngâm rượu
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng cây đinh lăng đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu
Tác dụng chữa các bệnh cơ – xương khơp của cây đinh lăng
Đinh lăng có thể sử dụng như một vị thuốc bắc có tác dụng chữa các bệnh đau lưng, mỏi gối, đau nhức cơ – xương khớp đối với người già. Dùng 20 – 30g thân, rễ đinh lăng, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong này.
Một số bài thuốc sử dụng cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả
Chữa liệt dương: rễ đinh lăng kỷ tử, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan: rễ đinh lăng 12g; biển đậu, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; nghệ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, mỗi vị 100g, 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: lá đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.
Ho suyễn lâu năm: lấy rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Tác dụng của cây đinh lăng vô cùng tốt đối với sức khỏe và giúp chữa trị nhiều bệnh tuy nhiên cần tránh lạm dụng vì trong đinh lăng có chứa hàm lượng lớn saponin gây phá hủy hồng cầu. Bên cạnh đó nếu sử dụng quá liều có thể gây một số triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn.